Thời điểm tính thuế tự vệ là khi nào? Phương pháp tính thuế tự vệ hiện nay được quy định như thế nào?
Thời điểm tính thuế tự vệ là khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, có quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
…
3. Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
5. Thu nộp tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
a) Tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương được nộp tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan tại Kho bạc Nhà nước (Theo Mục lục ngân sách nhà nước tương ứng với các loại thuế);
b) Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức, thì số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo quyết định áp dụng tạm thời được cơ quan hải quan trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách nhà nước.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC, có quy định về thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau :
Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế tự vệ (Hình từ Internet)
Phương pháp tính thuế tự vệ hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, có quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
…
2. Phương pháp tính thuế:
a) Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
b) Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thuế tự vệ được tính theo 02 phương pháp sau: tính theo tỷ lệ phần trăm; tính theo mức thuế tuyệt đối.
Như vậy, theo quy định trên thì Thuế tự vệ được tính theo 02 phương pháp sau: tính theo tỷ lệ phần trăm; tính theo mức thuế tuyệt đối.
- Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tự vệ
- Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ x Số tiền thuế tự vệ phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.
Căn cứ vào đâu để tính thuế tự vệ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, có quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
…
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để tính thuế tự vệ thì cần căn cứ vào:
- Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ;
- Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ;
- Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?