Thời điểm nào bắt đầu thay thế sổ đỏ, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bản giấy bằng bản điện tử?
Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị sử dụng đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định giá trị sử dụng của Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như sau:
- Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Như vậy, kể từ khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 01/07/2021 thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và các giấy tờ tài liệu để xác nhận việc cư trú sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Trong trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú trong các trường hợp như sau:
- Thay đổi chủ hộ;
- Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 thì cập nhật thông tin cư trú như sau:
- Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Và theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2020 khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Như vậy, đối với các trường hợp thay đổi, điều chỉnh như quy định về các thông tin về cư trú sau ngày 31/12/2022 thì người dân đi thay đổi thông tin cư trú thì cơ quan sẽ có trách nhiệm thu hồi các bản đăng ký bằng bản giấy và thay thế bằng văn bản điện tử.
Sổ đỏ, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng bản giấy bị thay thế bằng văn bản điện tử khi nào? Các giấy tờ khác được thay thế bằng văn bản điện tử ?
Thẻ bảo hiểm y tế giấy sẽ được thay thế bằng văn bản điện tử?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển dữ liệu văn bản điện tử để thực hiện giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Và theo điểm g khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì trách nhiệm của bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế văn điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội đến chậm nhất ngày 01 tháng 01 năm 2020 thì sẽ thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế văn điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, theo quy định tại Công văn 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;
- Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
Như vậy, từ 01/6/2021 thì các cơ sở y tế khám chữa bệnh sẽ sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID.
Giấy khai sinh (bản giấy) được thay thế bằng văn bản điện tử
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BTP như sau:
- Trường hợp cá nhân đăng ký khai sinh từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2016, được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh, thông tin của người được đăng ký khai sinh trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch văn bản điện tử là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì thông tin cá nhân chỉ được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ giá trị pháp lý đối với thông tin khai sinh mà phải xác lập lại hoặc huỷ bỏ số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch văn bản điện tử và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phối hợp xử lý; cập nhật, lưu vết kết quả xử lý trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch văn bản điện tử; kết nối, chia sẻ, bảo đảm đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nội dung bản giấy khai sinh văn bản điện tử:
Như vậy, theo quy định của thông tư này thì khi cá nhân đi đăng ký khai sinh thì sẽ được cập nhật văn bản điện tử của giấy khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?
- Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Sắp xếp tinh gọn bộ máy: CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được bố trí như thế nào?