Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào? Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực về trước không?
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào?
Căn cứ vào Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực sau ít nhất 45 ngày; đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất sau 10 ngày; với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thì có hiệu lực sau ít nhất 7 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực về trước không?
Đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về trước thì căn cứ Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước."
Như vậy, đối với hiệu lực trở về trước thì chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước và không thuộc các trường hợp tại khoản 2.
Ngoài ra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Vậy đối với quyết định thì chỉ có quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng chính phủ nếu thuộc trường hợp nêu trên thì mới được có hiệu lực trở về trước.
Trường hợp nếu là các quyết định nội bộ của các tổ chức thì không có quy định, tuy nhiên nếu việc quy định hiệu lực trở về trước mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan thì người ban hành quyết định này phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại đó.
Khi nào thì một văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực?
Căn cứ vào Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Thời điểm quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Như vậy, một văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực khi:
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
+ Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
+ Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo doanh số bán hàng thực tế bằng Excel là mẫu nào? Tải về file Excel báo cáo doanh số bán hàng thực tế ở đâu?
- Mẫu đơn đề nghị giải thể hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải thể hội như thế nào?
- Biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư chi bộ tại Đại hội chi bộ? Biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư chi bộ mới nhất hiện nay?
- Khẩu hiệu tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030? Quy trình tổ chức đại hội đảng bộ các cấp thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học mới nhất?