Thiết kế mẫu tàu cá có những yêu cầu kỹ thuật như thế nào? Quy trình thiết kế mẫu tàu cá có bao nhiêu bước?
Thiết kế mẫu tàu cá có những yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về yêu cầu chung như sau:
Yêu cầu chung
1. Thiết kế kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ các số liệu cần thiết để chứng minh sự phù hợp với các quy phạm phân cấp và đóng tàu (Danh mục các quy phạm phân cấp và đóng tàu theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản tính toán để xác định các thông số và đại lượng phải phù hợp với các yêu cầu quy phạm tương ứng hoặc theo phương pháp tính toán được cơ quan đăng kiểm tàu cá Trung ương (Tổng cục Thủy sản) chấp thuận.
3. Thiết kế mẫu phải phù hợp với nghề và vùng biển hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì thiết kế mẫu tàu cá có yêu cầu sau:
- Thiết kế kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ các số liệu cần thiết để chứng minh sự phù hợp với các quy phạm phân cấp và đóng tàu.
- Bản tính toán để xác định các thông số và đại lượng phải phù hợp với các yêu cầu quy phạm tương ứng hoặc theo phương pháp tính toán được cơ quan đăng kiểm tàu cá là Tổng cục Thủy sản chấp thuận
- Thiết kế mẫu phải phù hợp với nghề và vùng biển hoạt động.
Mẫu tàu cá (Hình từ Internet)
Quy trình thiết kế mẫu tàu cá có bao nhiêu bước?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về quy trình thiết kế như sau:
Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế mẫu tàu cá gồm các bước:
1. Thiết kế sơ bộ:
a) Xác định các thông số cơ bản;
b) Xây dựng tuyến hình;
c) Xây dựng bản vẽ kết cấu sơ bộ, mặt cắt ngang;
d) Xây dựng bố trí chung;
đ) Tính toán ổn định sơ bộ;
e) Tính sức cản, lựa chọn công suất máy chính, chọn hệ thống đẩy;
g) Phác thảo và xây dựng bản 3D;
h) Thuyết minh chung.
2. Thiết kế kỹ thuật.
Thiết kế kỹ thuật được thực hiện sau khi hoàn thành thiết kế sơ bộ và được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế thực hiện thiết kế kỹ thuật gồm các bước:
a) Xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mẫu tàu cá được lập theo quy định tại phần 1A chương 5 quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển TCVN 6718: 2000;
b) Lập khái toán giá thành tàu.
Theo đó, thì quy trình thiết kế mẫu tàu cá có 2 bước là thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.
- Thiết kế sơ bộ gồm các bước sau: Xác định các thông số cơ bản; xây dựng tuyến hình; xây dựng bản vẽ kết cấu sơ bộ, mặt cắt ngang; xây dựng bố trí chung; tính toán ổn định sơ bộ; tính sức cản, lựa chọn công suất máy chính, chọn hệ thống đẩy; phác thảo và xây dựng bản 3D; thuyết minh chung.
- Thiết kế kỹ thuật được thực hiện sau khi hoàn thành thiết kế sơ bộ và được sự đồng ý của chủ đầu tư gồm các bước sau: Xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật; lập khái toán giá thành tàu.
Thiết kế mẫu tàu cá cần phải đáp ứng yêu cầu bố trí lắp đặt trang thiết bị phù hợp với các nghề khai thác như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về yêu cầu kỹ thuật như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
1. Thiết kế thân tàu, hệ thống máy tàu, trang thiết bị điện, trang thiết bị chữa cháy, phương tiện cứu sinh, phương tiện tín hiệu, trang thiết bị vô tuyến điện, thiết bị hàng hải, thiết bị lạnh phải thỏa mãn yêu cầu theo quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển TCVN 6718: 2000.
Thiết kế trang thiết bị nghề cá phải đáp ứng yêu cầu tại phần 6B quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ TCVN 7111: 2002.
2. Thiết kế mẫu tàu cá phải thỏa mãn yêu cầu bố trí lắp đặt trang thiết bị phù hợp với các nghề khai thác cụ thể:
a) Đối với nghề lưới rê yêu cầu bố trí lắp đặt máy thu lưới sử dụng tang ma sát dẫn động bằng thủy lực kiểu treo, có nguồn động lực dẫn động độc lập, rađa quan sát lưới và thiết bị nâng hạ;
b) Đối với nghề lưới vây yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ, máy thu giềng rút thu đồng thời hai đầu truyền động thủy lực, tời thu lưới vây thủy lực kiểu treo cao, máy dò ngang;
c) Đối với nghề lưới chụp yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ, máy thu giềng rút truyền động thủy lực hoặc truyền động cơ khí;
d) Đối với nghề câu vàng yêu cầu bố trí lắp đặt máy thu câu tự động dẫn động bằng thủy lực, máy bắn câu điều khiển bằng điện và thiết bị nâng hạ;
đ) Đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ.
3. Thiết bị nâng hạ bố trí trên các tàu làm các nghề lưới rê, lưới vây, lưới chụp, câu vàng và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá phải thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 23: 2010/BGTVT - quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển. Việc bảo quản sản phẩm bằng khoang lạnh đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khoang phù hợp nghề khai thác thủy sản, đảm an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.
4. Thiết kế mẫu tàu cá phải phù hợp với đặc trưng từng vùng biển hoạt động khai thác thủy sản.
Theo đó, thì thiết kế mẫu tàu cá cần phải đáp ứng yêu cầu bố trí lắp đặt trang thiết bị phù hợp với các nghề khai thác như sau:
- Đối với nghề lưới rê yêu cầu bố trí lắp đặt máy thu lưới sử dụng tang ma sát dẫn động bằng thủy lực kiểu treo, có nguồn động lực dẫn động độc lập, rađa quan sát lưới và thiết bị nâng hạ;
- Đối với nghề lưới vây yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ, máy thu giềng rút thu đồng thời hai đầu truyền động thủy lực, tời thu lưới vây thủy lực kiểu treo cao, máy dò ngang;
- Đối với nghề lưới chụp yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ, máy thu giềng rút truyền động thủy lực hoặc truyền động cơ khí;
- Đối với nghề câu vàng yêu cầu bố trí lắp đặt máy thu câu tự động dẫn động bằng thủy lực, máy bắn câu điều khiển bằng điện và thiết bị nâng hạ;
- Đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá yêu cầu bố trí lắp đặt thiết bị nâng hạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty luật nước ngoài có được chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài hay không?
- Đạt KPI được thưởng Tết bao nhiêu? Cách tính KPI cho nhân viên? Tiền thưởng đạt KPI có đóng thuế TNCN?
- Phát biểu cảm nghĩ của Đảng viên mới kết nạp hay ý nghĩa? Bài phát biểu của Đảng viên mới kết nạp ngắn gọn thế nào?
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?