Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì? Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo QCVN 54:2020/BTTTT?
Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì?
Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng được quy định tại tiết 1.4.33 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4. Giải thích từ ngữ
...
1.4.33. Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (wideband data transmission equipment)
Thiết bị sử dụng kỹ thuật điều chế hoặc trải tín hiệu băng rộng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ như kỹ thuật FHSS, DSSS, OFDM,…
Theo đó, thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (wideband data transmission equipment) là thiết bị sử dụng kỹ thuật điều chế hoặc trải tín hiệu băng rộng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ như kỹ thuật FHSS, DSSS, OFDM,…
Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT?
Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng được quy định tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Phân loại thiết bị
2.2.1. Phân loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng
Quy chuẩn này quy định đối với hai loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng:
- Thiết bị trải phổ nhảy tần FHSS, hay còn gọi là thiết bị FHSS.
- Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng khác, còn được gọi là thiết bị khác FHSS, ví dụ DSSS, OFDM…
Nhà sản xuất phải công bố thiết bị là một trong hai loại trên như quy định tại 3.3.1.
Thiết bị được công bố là loại 1 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại 2.3.1.
Thiết bị được công bố là loại thứ 2 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại 2.3.2.
2.2.2. Thiết bị thích nghi và không thích nghi
Quy chuẩn này cũng quy định đối với thiết bị thích nghi và không thích nghi.
Thiết bị thích nghi có khả năng sử dụng cơ chế tự động cho phép thiết bị thích nghi với môi trường của nó bằng cách nhận biết các truyền dẫn khác trên tần số đang hoạt động.
Thiết bị không thích nghi không sử dụng cơ chế tự động do đó có thể có hạn chế nhất định đối với việc sử dụng môi trường (xem 2.3.1.6 và 2.3.2.5) nhằm đảm bảo chia sẻ với các thiết bị khác.
Thiết bị thích nghi có thể có nhiều hơn một chế độ thích nghi được thực hiện. Thiết bị thích nghi được phép hoạt động ở chế độ không thích nghi. Thiết bị được phép chuyển đổi giữa bất kỳ chế độ nào trong số này.
Trừ phi có quy định khác, thiết bị phải tuân thủ các yêu cầu tương ứng trong mỗi chế độ mà nó có thể hoạt động.
Các nhà sản xuất phải công bố thiết bị được yêu cầu đo kiểm là thiết bị thích nghi hoặc thiết bị không thích nghi. Trong trường hợp là thiết bị thích nghi, nhà sản xuất phải công bố tất cả các chế độ thích nghi ngoài việc thiết bị cũng có thể hoạt động ở chế độ không thích nghi. Thông tin về sản phẩm được quy định chi tiết trong 3.3.1.
...
Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT quy định đối với hai loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng:
- Thiết bị trải phổ nhảy tần FHSS, hay còn gọi là thiết bị FHSS.
- Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng khác, còn được gọi là thiết bị khác FHSS, ví dụ DSSS, OFDM…
Nhà sản xuất phải công bố thiết bị là một trong hai loại trên như quy định tại tiết 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.
Thiết bị được công bố là loại 1 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại tiết 2.3.1 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.
Thiết bị được công bố là loại thứ 2 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại tiết 2.3.2 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng có những trách nhiệm gì?
Theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 175 quy định trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong hoạt động xây dựng như thế nào?
- Không áp dụng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 177 cho cán bộ, công chức, viên chức nào từ 1 1 2025?
- Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?
- Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền 2025? Lỗi đi ngược chiều xe máy 2025 phạt tiền, trừ điểm ra sao?
- Nhận xét môn Tiếng Anh theo Thông tư 27 cuối kỳ 1 chi tiết? Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?