Thiên tai khí tượng thủy văn có thể gây thiệt hại về người hay không? Quy định về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia?
Thiên tai khí tượng thủy văn có thể gây thiệt hại về người hay không?
Căn cứ Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
9. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn là sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo, thể hiện thông tin, dữ liệu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn dưới dạng văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh.
10. Thiên tai khí tượng thủy văn là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, có thể thấy, thiên tai khí tượng thủy văn không chỉ có thể gây thiệt hại về người mà còn có thể gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Lưu ý: Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn, trong đó:
- Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
- Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.
- Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
Thiên tai khí tượng thủy văn có thể gây thiệt hại về người hay không? Quy định về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia? (Hình từ Internet)
Trong các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có bao gồm bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn không?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Bản tin dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn;
b) Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
c) Bản tin dự báo khí hậu, nguồn nước;
d) Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng;
đ) Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Thời hạn cực ngắn;
b) Thời hạn ngắn;
c) Thời hạn vừa;
d) Thời hạn dài;
đ) Thời hạn khác.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trong các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bao gồm bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
Quy định về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia như thế nào?
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia được quy định tại Điều 24 Luật Khí tượng thủy văn 2015, cụ thể như sau:
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia gồm các tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
- Nguyên tắc hoạt động của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới phải chịu sự quản lý về chuyên môn của tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên;
+ Tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên, ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn quản lý;
+ Các tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, dữ liệu để bảo đảm thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thống nhất, đầy đủ, kịp thời.
- Trách nhiệm của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn trong phạm vi toàn quốc;
+ Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên biển theo trách nhiệm thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO);
+ Tham gia hoạt động dự báo, cảnh báo, trao đổi thông tin, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với cơ quan, tổ chức dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của các nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật;
+ Thu nhận thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong nước và nước ngoài, của tổ chức quốc tế; chuyển phát thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của Việt Nam ra quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Cung cấp, hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Khí tượng thủy văn 2015;
+ Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền tin để truyền tải chính xác, phổ biến kịp thời, đầy đủ thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đến cộng đồng theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn 2015 và pháp luật về báo chí;
+ Tuân thủ, thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
+ Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
+ Lưu trữ thông tin, dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiên tai khí tượng thủy văn có thể gây thiệt hại về người hay không? Quy định về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia?
- Hội đồng trường được thành lập ở đâu? Ngoài hội đồng trường, cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập còn bao gồm?
- Mẫu giấy đề nghị công bố lại bến xe khách mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị công bố lại bến xe khách gồm những gì?
- Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo Thông tư 01/2025 ra sao? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Mẫu quy trình xử lý kỷ luật sa thải nhân viên? Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì có chấm dứt hợp đồng lao động không?