Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu?
Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?
Căn cứ theo Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thích ứng với biến đổi khí hậu
1. Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
...
Như vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Cũng tại khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
- Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội;
- Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị;
- Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu? (hình từ internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thích ứng với biến đổi khí hậu
...
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và định kỳ rà soát, cập nhật 05 năm một lần; hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu;
c) Hướng dẫn đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; định kỳ hằng năm tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp ngành, cấp địa phương trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
Như vậy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động hích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
- Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị.
Đồng thời, tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; định kỳ hằng năm tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp ngành, cấp địa phương trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh có được sử dụng cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu?
Căn cứ theo Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Trái phiếu xanh
...
2. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường bao gồm:
a) Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
b) Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
c) Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
d) Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
đ) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
e) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
g) Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
h) Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
i) Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
k) Dự án đầu tư khác theo quy định.
...
Như vậy, nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh là được sử dụng cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Thời gian nhận xét đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù hàng tuần của phạm nhân được tính như thế nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?