Thị xã, thị trấn có được xác định là một bộ phận của đô thị hay không? Khu vực ngoại thị của thị xã có mức dân số đạt 77500 người/km2 được xếp loại đô thị nào?
Thị xã, thị trấn có được xác định là một bộ phận của đô thị hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 có ghi nhận nội dung sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn".
Như vậy, "nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn" đều được xác định là bộ phận của đô thị.
Thị xã, thị trấn có được xác định là một bộ phận của đô thị hay không? (Hình từ Internet)
Khu vực ngoại thị của thị xã có mức dân số đạt 77500 người/km2 được xếp loại đô thị nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi Điều 140 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về phân loại đô thị như sau:
“Điều 4. Phân loại đô thị
1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị;
b) Quy mô dân số;
c) Mật độ dân số;
d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
đ) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc phân loại đô thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo đó, đô thị được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Cụ thể tại Điều 6 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 có quy định như sau:
"Điều 6. Đô thị loại III
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
Như vậy, trong trường hợp khu vực nội thị của thị xã tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 7500 người/km2 tức đã thỏa mãn được một trong các tiêu chí để được xếp loại đô thị loại III.
Tuy nhiên, để được công nhận đô thị loại III còn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí còn lại theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm thẩm định đề án phân loại đô thị loại III thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 có quy định về trình tự, thủ tục phân loại đô thị như sau:
"Điều 13. Trình tự, thủ tục phân loại đô thị
1. Trách nhiệm thẩm định đề án phân loại đô thị:
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV;
b) Sở Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị loại V.
2. Nội dung thẩm định:
a) Đề án và trình tự, thủ tục lập đề án;
b) Căn cứ pháp lý, sự phù hợp với định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, vùng liên tỉnh, tỉnh và định hướng phát triển của đô thị;
c) Kiểm tra, đối chiếu nội dung đề án so với thực trạng phát triển đô thị;
d) Đánh giá các tiêu chí phân loại đô thị.
3. Đề án trình thẩm định gồm tờ trình của Ủy ban nhân dân và nghị quyết của Hội đồng nhân dân có thẩm quyền; đề án phân loại đô thị; các văn bản pháp lý có liên quan.
4. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ đề án theo quy định tại Nghị quyết này.
5. Người có thẩm quyền phân loại đô thị quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án phân loại đô thị và báo cáo thẩm định."
Như vậy, trách nhiệm thẩm định đề án phân loại đô thị loại III thuộc về Bộ Xây dựng.
Trình tự, thủ tục thực hiện được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?