Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm những môn nào? Thí sinh phải thi mấy môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm những môn nào? Thí sinh phải thi mấy môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
>> Nóng: Đã có Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Chính thức chốt các môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo Kết luật của Bộ trưởng Bộ giáo dục tại Thông báo 1489/TB-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Sau khi nghe báo cáo của Cục Quản lý chất lượng, đơn vị chủ trì xây dựng Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; góp ý của các đơn vị liên quan và ý kiến của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ trưởng kết luận:
Giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 (Dự thảo Phương án); đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GDĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện Dự thảo Phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (dự kiến trong tháng 9 năm 2023) với các nội dung cụ thể sau:
1. Về mục đích Kỳ thi, thời gian thi: Giữ nguyên mục đích, ý nghĩa của Kỳ thi tốt nghiệp THPT như đã nêu trong Dự thảo Phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức Kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.
2. Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của Phương án thi.
....
Đồng thời căn cứ theo Dự thảo phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nêu các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
- Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
- Trong đó, các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT), Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ
Theo đó,
- Đối với thí sinh học chương trình THPT dự thi 04 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 02 môn học lựa chọn trong số 04 môn học đã chọn học -> Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi 6 môn (gồm 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn)
- Đối với thí sinh học chương trình chương trình GDTX cấp THPT dự thi 03 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 02 môn học lựa chọn trong số 04 môn học đã chọn học. -> thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi 5 môn (gồm 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn)
Đồng thời tại dự thảo cũng nêu rõ:
Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.
Tuy nhiên, chiều 13/9, Bộ GD&ĐT phát đi thông báo đính chính thông tin về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại Thông báo 1489/TB-BGDĐ năm 2023 trước đó.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đính chính mục 2 trong Thông báo 1489/TB-BGDĐT năm 2023 về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT năm 2025 như sau:
Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ
Như vậy, Bộ GD&ĐT đã đính chính thêm môn Địa lý vào số môn thi THPT năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dự kiến sẽ có 11 môn thi bắt buộc và tự chọn thay vì 10 môn như thông tin trước đó.
11 môn bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học, Địa lý.
>> Xem chi tiết tại: Bộ GD&ĐT đính chính số môn thi trong kỳ thi THPT năm 2025
Tuy nhiên, đây chỉ mới là dự thảo vẫn tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GDĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện Dự thảo Phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (dự kiến trong tháng 9 năm 2023)
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm những môn nào? Thí sinh phải thi mấy môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp THPT hiện nay gồm những môn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định về bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Như vậy, các môn thi tốt nghiệp THPT 2023 được xác định như sau:
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Vật lí, Hóa học, Sinh học trong 01 bài thi tổ hợp.
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
- Đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí.
Như vậy có thể thấy thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
Ngân hàng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được làm mới hoàn toàn đúng không?
Tại Dự thảo phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Tải có nêu rõ về vấn đề ngân hàng đề hi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
Để phù hợp với Chương trình GDPT 2018, ngân hàng câu hỏi thi cho tất cả các môn phải được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực. Bộ GDĐT cần phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho 17 môn bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 (gồm 7 ngoại ngữ khác nhau), Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học; trong đó có 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?