Thí sinh trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Dự kiến)?
- Thí sinh trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
- Hằng năm, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức có phải đăng thông báo công khai?
- Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày nào?
Thí sinh trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về nguyên tắc xác định kết quả kiểm định như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc xác định kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào của thí sinh được xếp loại như sau:
a) Loại xuất sắc: Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên;
b) Loại giỏi: Trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi;
c) Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi;
d) Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.”
Theo đó, thi sinh phải trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức. đồng thời kết quả kiểm định chất lượng đầu vào của thí sinh được xếp loại như sau:
- Loại xuất sắc: Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên;
- Loại giỏi: Trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi;
- Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi;
- Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.
Hằng năm, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức có phải đăng thông báo công khai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký tham dự kiểm định như sau:
"Điều 7. Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký tham dự kiểm định
“1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đăng thông báo công khai về các kỳ kiểm định ít nhất 01 lần trên những phương tiện thông tin đại chúng sau: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký kiểm định;
b) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định, phí kiểm định và số tài khoản nộp phí kiểm định;
c) Hình thức, nội dung, số lượng câu hỏi của bài thi kiểm định; thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
3. Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định phải thông báo cho thí sinh được biết trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
4. Người đăng ký kiểm định điền Phiếu đăng ký kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc qua phần mềm tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo kiểm định công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.”
Theo đó, căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đăng thông báo công khai về các kỳ kiểm định ít nhất 01 lần trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thí sính trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Dự kiến)? (Hình từ internet)
Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
“Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Việc tổ chức thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này thi tham gia thi tuyển không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.”
Theo đó, việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 01/01/2024.
Như vậy, để đạt yêu cầu chất lượng kiểm định đầu vào công chức thì thí sinh phải bảo đảm trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên trong kỳ kiểm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?