Thí sinh thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng có được phép đổi đề thi không?
- Môn thi bắt buộc trong kỳ thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng là môn nào?
- Thí sinh tham gia thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng có được phép đổi đề thi không?
- Thời gian thực hiện các môn thi được quy định thế nào?
Môn thi bắt buộc trong kỳ thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng là môn nào?
Môn thi bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định 2241/QĐ-BGDĐT năm 2014 như sau:
Nội dung thi
1. Môn thi điều kiện
a) Nội dung thi hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và phát luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của ngành, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình môn GDQPAN trình độ đại học, cao đẳng mà giảng viên giảng dạy (thi trắc nghiệm khách quan);
b) Thi bắn súng tiểu liên AK bài 1b (tư thế nằm bắn có tỳ): Thí sinh không đạt ở môn thi bắn súng sẽ không đạt giảng viên dạy giỏi.
c) Thí sinh dự thi được đăng ký tham gia bắn súng AK hoặc K54 bài 1 nâng cao (do thí sinh đăng ký tự chọn), không tính kết quả vào môn thi bắn súng, nhưng nếu thành tích cao hơn nội dung thi bắn điều kiện, được xét nâng thành tích bắn súng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 8 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định 2241/QĐ-BGDĐT năm 2014 quy định về hình thức thi như sau:
Hình thức thi
Hội thi được tiến hành theo quy trình: Bốc thăm đề thi, làm công tác chuẩn bị, thực hành giảng.
1. Thi hiểu biết và bắn súng AK bài 1b là 2 môn thi điều kiện bắt buộc đối với mỗi giảng viên dự thi;
2. Thí sinh phải nộp bài giảng chuẩn bị cho Ban Thư ký trước khi thi;
3. Thí sinh thi giảng lý thuyết hoặc thực hành đều phải bốc thăm đề thi tại bàn thư ký và làm công tác chuẩn bị 1 ngày. Thí sinh được phép đổi đề thi 1 lần nhưng kết quả môn thi đó phải hạ 1 cấp. Nếu kết quả thi sau lần đổi đề ở mức đạt yêu cầu thì được giữ nguyên kết quả.
Như vậy, theo quy định, các môn thi điều kiện bắt buộc trong kỳ thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng gồm:
(1) Thi hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và phát luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của ngành, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình môn GDQPAN trình độ đại học, cao đẳng mà giảng viên giảng dạy;
(2) Thi bắn súng tiểu liên AK bài 1b (tư thế nằm bắn có tỳ).
Môn thi bắt buộc trong kỳ thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng là môn nào? (Hình từ Internet)
Thí sinh tham gia thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng có được phép đổi đề thi không?
Việc đổi đề thi được quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định 2241/QĐ-BGDĐT năm 2014 như sau:
Hình thức thi
Hội thi được tiến hành theo quy trình: Bốc thăm đề thi, làm công tác chuẩn bị, thực hành giảng.
1. Thi hiểu biết và bắn súng AK bài 1b là 2 môn thi điều kiện bắt buộc đối với mỗi giảng viên dự thi;
2. Thí sinh phải nộp bài giảng chuẩn bị cho Ban Thư ký trước khi thi;
3. Thí sinh thi giảng lý thuyết hoặc thực hành đều phải bốc thăm đề thi tại bàn thư ký và làm công tác chuẩn bị 1 ngày. Thí sinh được phép đổi đề thi 1 lần nhưng kết quả môn thi đó phải hạ 1 cấp. Nếu kết quả thi sau lần đổi đề ở mức đạt yêu cầu thì được giữ nguyên kết quả.
Như vậy, theo quy định, thí sinh thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng được phép đổi đề thi 1 lần nhưng kết quả môn thi đó phải hạ 1 cấp.
Nếu kết quả thi sau lần đổi đề ở mức đạt yêu cầu thì được giữ nguyên kết quả.
Thời gian thực hiện các môn thi được quy định thế nào?
Thời gian thực hiện các môn thi được quy định tại khoản 6 Điều 9 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định 2241/QĐ-BGDĐT năm 2014 như sau:
Quy định đối với thí sinh
1. Đăng ký thi theo học phần như quy định tại khoản 2 Điều 3; thí sinh sau khi bốc phiếu đề thi tiến hành chuẩn bị bài giảng (ít nhất là một ngày) và nộp 02 bản bài giảng cho tiểu ban chấm thi trước khi thực hành giảng.
2. Mang, mặc trang phục theo quy định giảng viên GDQPAN (tại Thông tư hợp nhất Thông tư số 05/2013/TT-BGDĐT ngày 01/3/2013 và Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và đeo biển phù hiệu Hội thi (do Ban Tổ chức Hội thi cấp) trên nắp túi áo ngực bên trái (thi lý thuyết trong giảng đường đội mũ mềm, thao trường mũ cứng, khai mạc và bế mạc mũ kêpi).
3. Có mặt tại nơi nhận đề thi hoặc nơi thi trước giờ quy định ít nhất 15 phút để Trưởng tiểu ban chấm thi hoặc Ban Thư ký Hội đồng thi điểm danh và làm công tác chuẩn bị.
4. Thực hành điều lệnh khi vào thi và kết thúc thi.
5. Khi giảng lý thuyết và thực hành thí sinh phải mang giáo án và trang bị đầy đủ theo quy định.
6. Thời gian quy định thi hiểu biết là 60 phút, thi giảng dạy là 1 tiết (45 phút); số tiết thực hành giảng là 1 tiết (nội dung cụ thể sẽ được quy định trong phiếu thi).
Như vậy, thời gian thực hiện các môn thi được quy định cụ thể như au:
(1) Thời gian quy định thi hiểu biết là 60 phút, thi giảng dạy là 1 tiết (45 phút);
(2) Số tiết thực hành giảng là 1 tiết (nội dung cụ thể sẽ được quy định trong phiếu thi).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là một trong các căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư đúng không?