Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
- Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung gì?
- Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bằng những hình thức nào?
- Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung gì?
Nội dung sát hạch được quy định tại Điều 41 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nội dung sát hạch
Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Theo đó, nội dung sát hạch lý thuyết là Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Quy định hiện nay không còn quy định cụ thể phần kiến thức như quy định trước đây.
Trước đây, căn cứ theo Điều 41 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị, trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot) như sau:
Nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị, trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot)
1. Phần kiến thức chung liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị, bao gồm:
a) Quy chuẩn kỹ thuật;
b) Quy tắc vận hành;
c) Công tác an toàn;
d) Lý thuyết lái tàu;
đ) Tín hiệu và tuyến đường;
e) Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt có liên quan đến lái tàu.
2. Phần kiến thức chuyên môn, bao gồm:
a) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của đầu máy toa xe, đoàn tàu đường sắt đô thị;
b) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn phục vụ cho việc vận hành tàu đường sắt đô thị.
Thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định.
Theo đó, nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn.
Phần kiến thức chung liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật;
- Quy tắc vận hành;
- Công tác an toàn;
- Lý thuyết lái tàu;
- Tín hiệu và tuyến đường;
- Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt có liên quan đến lái tàu.
Phần kiến thức chuyên môn gồm:
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của đầu máy toa xe, đoàn tàu đường sắt đô thị;
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn phục vụ cho việc vận hành tàu đường sắt đô thị.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bằng những hình thức nào?
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bằng những hình thức quy định tại Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Hình thức sát hạch
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
1. Thi viết
a) Thời gian làm bài: 150 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
2. Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính
a) Thời gian làm bài: 60 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Theo quy định trên, sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bằng những hình thức thi viết và thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính.
Trước đây, căn cứ theo Điều 42 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về hình thức sát hạch như sau:
Hình thức sát hạch
Sát hạch lý thuyết thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
1. Thi tự luận.
2. Thi trắc nghiệm.
Như vậy, sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị thực hiện theo một trong hai hình thức sau :
- Thi tự luận.
- Thi trắc nghiệm.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu được quy định tại Điều 43 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
2. Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Theo đó, thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Trước đây, căn cứ theo Điều 45 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện công nhận đạt yêu cầu như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với thi tự luận
a) Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
2. Đối với thi trắc nghiệm
a) Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
c) Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Như vậy, theo quy định trên, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với thi tự luận:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
- Đối với thi trắc nghiệm:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
+ Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?