Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện khi nào? Ai có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm?
Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện khi nào?
Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực
hiện trong các trường hợp sau:
- Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
- Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
- Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện khi nào? Ai có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng?
Ai có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng, thì theo quy định tại khoản 9 Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
…
9. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
10. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
11. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
12. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng theo quy định.
Giám sát thi công xây dựng công trình có bao gồm nội dung tổ chức thí nghiệm đối chứng không?
Giám sát thi công xây dựng công trình có bao gồm nội dung tổ chức thí nghiệm đối chứng không, thì theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:
…
g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm nội dung tổ chức thí nghiệm đối chứng theo quy định (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm? Ngày 28 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Đề cương Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã? Tải về mẫu Đề cương Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ mới nhất?
- Danh sách cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025 trên cả nước? Các loại pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025?
- Mẫu quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng? Tải về file word quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng mới nhất?
- Mẫu công văn giải trình chênh lệch doanh thu? Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện thế nào?