Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu?
- Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu?
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hình thức nào?
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ bao nhiêu năm 1 lần?
Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
2. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cở sở như sau:
(1) Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
(2) Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
(3) Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
(4) Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Theo đó, tại Điều 50 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị bàn và quyết định các nội dung nêu trên tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
Tuy nhiên, trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự theo quy định pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ bao nhiêu năm 1 lần?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
...
Theo đó, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm 01 lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Lưu ý: Cũng theo Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?