Theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh những việc mà công chức, viên chức y tế phải làm và không được làm là gì?
- Những việc mà công chức, viên chức y tế phải làm theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?
- Theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh những việc mà công chức, viên chức y tế không được làm là gì?
- Công chức, viên chức y tế thực hành tốt quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được khen thưởng thế nào?
Những việc mà công chức, viên chức y tế phải làm theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Cơ sở y tế (Hình từ Internet)
Tại Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định bên cạnh việc phải tuân thủ nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định 2088/QĐ-BYT năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thì những việc mà công chức, viên chức y tế phải làm theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng đối với các đối tượng khác nhau như sau:
(1) Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;
- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết;
- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;
- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
(2) Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
- Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa;
- Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
- Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
- Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
(3) Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
- Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
- Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định;
- Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
Theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh những việc mà công chức, viên chức y tế không được làm là gì?
Tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về 03 điều mà công chức, viên chức không được làm là:
- Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
- Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
- Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
Công chức, viên chức y tế thực hành tốt quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được khen thưởng thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về chế độ khen thưởng như sau:
Khen thưởng
1. Tập thể, cá nhân thực hiện tốt các quy định của Thông tư này sẽ được khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng và quy chế thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị.
2. Các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định:
a) Biểu dương tập thể, cá nhân trước toàn thể cơ quan, đơn vị;
b) Tăng thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng;
c) Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm;
d) Các hình thức khen thưởng phù hợp khác theo quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?