Theo quy định pháp luật thì có được phép dịch tên khách sạn từ tiếng Việt sang tiếng Trung để làm biển hiệu hay không?
Khách sạn được công nhận đạt chuẩn 02 sao nhưng trên biển hiệu lại không thể hiện điều này sẽ bị xử phạt ra sao?
Tại Điều 12 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng như sau:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch không ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này."
Theo đó, khách sạn đã được công nhận đạt chuẩn 02 sao mà biển hiệu không thể hiện, có thể sẽ bị xử phạt từ 5 -10 triệu đồng. Đồng thời tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng của khách sạn.
Đồng thời tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định:
"2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó, mức xử phạt tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 45/2019/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ gấp đôi.
Biển hiệu
Biển hiệu khách sạn thì có bắt buộc phải ghi địa chỉ hay không?
Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
"1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành."
Theo đó, khi làm biển hiệu phải ghi địa chỉ và số điện thoại.
Có được phép dịch tên khách sạn ra tiếng Trung để làm biển hiệu không?
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về biển hiệu như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Theo đó, dịch tên khách sạn ra tiếng Trung để làm biển hiệu sẽ bị xem là không thể hiện tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Đồng thời, buộc tháo dỡ biển hiệu theo quy định pháp luật.
Tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP chỉ là mức xử phạt đối với cá nhân còn tổ chức sẽ nhân đôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?