Theo quy định pháp luật dịch bệnh có được xem là trường hợp bất khả kháng trong giao dịch dân sự không?
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
* Giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Dịch bệnh có được xem là trường hợp bất khả kháng trong giao dịch dân sự không?
Mục đích và hình thức giao dịch dân sự theo quy định pháp luật
Tại Điều 118 và Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015quy định cụ thể:
* Mục đích của giao dịch dân sự:
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
* Hình thức giao dịch dân sự:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Dịch bệnh có được xem là trường hợp bất khả kháng trong giao dịch dân sự không?
Theo quy định Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
"Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được."
Theo đó, dịch bệnh là sự kiện khách quan, tuy nhiên, để được xem là sự kiện bất khả kháng thì phải chứng minh là các bên đã lường trước được hay chưa? Đã dùng mọi biện pháp và khả năng cho phép để khắc phục hay chưa? Nếu đáp ứng được "điều kiện đủ" này thì dịch bệnh mới được xem là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch dân sự.
Như vậy, dịch bắt đầu từ tháng 01/2020, đến tháng 02/2020, theo kế hoạch trước đó A muốn mở khách sạn, tuy biết là có dịch nhưng A vẫn muốn kinh doanh vì nghĩ dịch bệnh sẽ không lan rộng. Do đó, A thỏa thuận thuê nhà của B. Đến nay, khách sạn không thể hoạt động vì không có khách thì A không thể lấy dịch bệnh ra làm lý do để không thanh toán tiền thuê nhà được, vì bản chất là A có thể lường trước được nhưng vẫn chấp nhận ký kết hợp đồng trong thời gian có dịch bệnh. Do đó, dịch bệnh là điều kiện cần nhưng các bên không đáp ứng được điều kiện đủ theo phân tích ở trên thì không thể đương nhiên xem dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?