Theo quy định pháp luật cạnh tranh hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và cung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có được miễn trừ không?
- Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm những hành vi nào?
- Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và cung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có được miễn trừ không?
- Theo pháp luật cạnh tranh muốn được hưởng miễn trừ thì doanh nghiệp phải làm gì?
- Hồ sơ xin miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật cạnh tranh ra sao?
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ Điều 11, Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan bao gồm:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bao gồm:
+ Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan khi những thỏa thuận này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường bao gồm:
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định khi thỏa thuận này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường bao gồm:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Như vậy trong tình huống của bạn, hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và ung ứng hàng hóa trên cùng thị trường là môj trong những hành vi bị cấm theo quy định pháp luật cạnh tranh, cụ thể căn cứ tại khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018.
Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và ung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có được miễn trừ không?
Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và cung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có được miễn trừ không?
Căn cứ Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
+ Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
- Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Như vậy đối với trường hợp doanh nghiệp bạn có hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và ung ứng hàng hóa trên cùng thị trường nhưng có tác động việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì có thể sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét việc miễn trừ có thời hạn theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Theo pháp luật cạnh tranh muốn được hưởng miễn trừ thì doanh nghiệp phải làm gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018, nếu bạn muốn doanh nghiệp được miễn trừ hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có thể nộp hồ sơ xin miễn trừ tại Ủy ban cạnh tranh Quốc gia thuộc Bộ Công thương.
Hồ sơ xin miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật cạnh tranh ra sao?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
+ Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
+ Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
+ Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
+ Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Trên đây là những quy định về pháp luật cạnh tranh liên quan đến nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?