Theo quy định của pháp luật những trường hợp sinh con như thế nào không bị vi phạm quy định về kế hoạch hóa gia đình?

Tôi đang có một số thắc mắc về những trường hợp sinh con mà không vi phạm quy định về chế độ kế hoạch hóa gia đình; việc kết hôn lần thứ 2 được sinh con như thế nào; những trường hợp đặc biệt nào được sinh con thứ 3?

Kế hoạch hóa gia đình là gì?

Kế hoạch hóa gia đình là các hoạt động ý thức của các đôi vợ chồng nhằm điều chỉnh số sinh đẻ, khoảng cách năm sinh và ý định có thai hay không có thai. Để thực hiện các hoạt động kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt nhất, chúng ta nên sử dụng các biện pháp tránh thai một cách chủ động, an toàn và hợp lý. Điều này sẽ hạn chế việc có thai ngoài ý muốn.

Việc kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp người phụ nữ giảm nguy cơ mắc các bệnh sau khi sinh con. Bảo vệ sức khỏe vợ chồng để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Góp phần ổn định dân số của quốc gia, xây dựng xã hội phát triển bền vững.

Sinh con như thế nào không bị vi phạm quy định về kế hoạch hóa gia đình?

Theo Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 (được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12), quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cụ thể như sau:

“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

Như vậy, theo quy định trên mỗi cặp vợ chồng, cá nhân chỉ được sinh từ 1 đến 2 con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

Về đối tượng áp dụng đối được nêu rõ tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh dân số 2003, như sau: Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP, quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, cụ thể:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ) (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP)

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình

Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý

Về bảo đảm cơ cấu dân số, được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh dân số 2003 , cụ thể như sau:

"Điều 14. Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.
2. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sự cân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinh tế và từng đơn vị hành chính."
Kế hoạch hóa gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong thời gian nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp kế hoạch hoá gia đình
Pháp luật
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ nào? Có bao nhiêu tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình?
Pháp luật
Mẹ chồng ép buộc con dâu phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con gái thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Mẹ chồng có được ép con dâu sinh con thứ hai để kiếm cháu trai hay không? Ép người khác sinh con có thể bị phạt bao nhiêu?
Đề xuất người chưa thành niên được cung cấp dịch vụ thân thiện về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản?
Đề xuất người chưa thành niên được cung cấp dịch vụ thân thiện về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản?
Pháp luật
Đảng viên có vi phạm kế hoạch hoá gia đình khi đã có con riêng nhưng vẫn sinh thêm con với người khác không?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật những trường hợp sinh con như thế nào không bị vi phạm quy định về kế hoạch hóa gia đình?
Pháp luật
Trong công tác dân số thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình hay không? Cơ quan nào giám sát việc thực hiện pháp lệnh về dân số hiện nay?
Pháp luật
Cán bộ chuyên trách dân số kế hoạch hóa gia đình xã là viên chức hay công chức? Điều kiện để trở thành cán bộ chuyên trách dân số kế hoạch hóa gia đình là gì?
Pháp luật
Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh có quyền hạn gì trong công tác quản lý chất lượng về dân số trên địa bàn?
Pháp luật
Các tổ chức nào thực hiện công tác dân số định hướng đến năm 2030? Củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nằm trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch hóa gia đình
18,571 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch hóa gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch hóa gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào