Theo pháp luật thương mại Việt Nam, điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam quy định như thế nào?
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam là gì?
- Theo pháp luật thương mại Việt Nam, điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam quy định như thế nào?
- Theo pháp luật thương mại Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về khái niệm văn phòng đại của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam như sau:
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Theo pháp luật thương mại Việt Nam, điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam quy định như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều thương nhân nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thay vì thành lập một doanh nghiệp mới. Để đủ điều kiện thành lập văn phòng đại diện thì căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cụ thể như sau:
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Theo pháp luật thương mại Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Về quyền của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, căn cứ tại Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, căn cứ tại Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Từ những căn cứ pháp luật về thương mại đã được đưa ra bên trên thì nếu công ty của bạn muốn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để hoạt động thì cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Ngoài ra, khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, công ty bạn có thể tham khảo một số quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã được đưa ra cụ thể phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?