Theo nội dung kiểm soát thì Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông không?

Tôi có thắc mắc như sau: Theo nội dung kiểm soát thì Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh R (Phú Yên).

Cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện giao thông khi nhận được tin báo của người dân về hành vi vi phạm pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông không?

Khi nhận được tin báo của người dân về hành vi vi phạm pháp luật thì cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện được quy định tại Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
...
d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát thì khi nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của các tổ chức hoặc cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì cán bộ cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch thì được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát.

Theo nội dung kiểm soát thì Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông không?

Theo nội dung kiểm soát thì Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông không?(Hình từ internet)

Theo nội dung kiểm soát thì Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông không?

Theo nội dung kiểm soát Cảnh sát giao thông có được quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người tham gia giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

Nội dung tuần tra, kiểm soát
...
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe); ...
b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung: Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông; ...
c) Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ
Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hóa, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;
d) Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo quy định về nội dung kiểm soát thì cảnh sát giao thông chỉ được kiểm soát các nội dung sau:

- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông;

- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông;

- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ;

- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo nội dung kiểm soát thì cảnh sát giao thông sẽ không được quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông.

Trong trường hợp đặc biệt nào thì cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông?

Trong trường hợp đặc biệt Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại của người điều khiển phương tiện giao thông quy định tại Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
...

Theo quy định của pháp luật thì khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giữ tang vật vi phạm hành chính. Chỉ có những người được quy định mới có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

Trong trường hợp đặc biệt nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, ngoài những người được quy định, thì chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng,... đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chiến sĩ cảnh sát giao thông thông thường chỉ có quyền khám cốp xe, điện thoại, ví… khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật như vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trang phục, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát từ 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn CSGT phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông được phân công, phân cấp thế nào từ 2025?
Pháp luật
Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 69/2024 quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông thế nào?
Pháp luật
Từ 2025, cảnh sát giao thông được phép dừng xe để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vi phạm trong phạm vi, địa bàn được phân công đúng không?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát giao thông
2,485 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào