Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào? Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc về ai? Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào?

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định tại Điều 10 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:

- Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào?Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc về ai?

Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 83 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
...

Theo đó, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc về Chính phủ.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc gì?

06 nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 cụ thể như sau:

Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Theo đó, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo 06 nguyên tắc sau đây:

(1) Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(2) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(3) Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

(4) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(6) Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở Tải về các quy định hiện hành về Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là bao lâu?
Pháp luật
Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thực hiện dân chủ ở cơ sở với mục đích gì? Bảo vệ lợi ích của hợp pháp của tổ chức, cá nhân là nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở đúng không?
Pháp luật
Số lượng thành viên của Tổ phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định theo Nghị định 59?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến đối tượng nào trước khi thực hiện?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư của Ủy ban nhân dân cấp xã?
Pháp luật
Trách nhiệm của Uỷ ban MTTQVN các cấp trong việc thực hiện tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở sở cở là gì?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, những nội dung nào thuộc các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực hiện dân chủ ở cơ sở
1,885 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hiện dân chủ ở cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào