Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở được quy định ra sao?
- Có mấy hình thức nhân dân bàn và quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn
1. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trú trên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước.
2. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung này.
Chiếu theo quy định trên, trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn thì cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân? (Hình từ Internet)
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở được quy định ra sao?
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở được quy định tại Điều 24 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Công dân, hộ gia đình tích cực quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư; có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, trong địa bàn cấp xã; thực hiện nghiêm túc các nội dung thuộc trách nhiệm đã được cộng đồng dân cư quyết định.
(2) Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của cộng đồng dân cư; tập hợp, nắm bắt ý kiến chung của các thành viên hộ gia đình để phản ánh, tham gia thảo luận tại cuộc họp hoặc thể hiện trên phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; phổ biến, truyền đạt lại cho các thành viên hộ gia đình về kết quả bàn, thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư.
Trường hợp thành viên hộ gia đình có ý kiến khác với ý kiến của đại diện hộ gia đình thì được đăng ký tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình tại cuộc họp.
(3) Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, trong địa bàn cấp xã; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền, hướng dẫn, vận động gia đình và các thành viên trong cộng đồng thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư.
(4) Trường hợp nhận thấy quyết định của cộng đồng dân cư không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì công dân có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân.
Có mấy hình thức nhân dân bàn và quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì có 03 hình thức nhân dân bàn và quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở, bao gồm:
(1) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
(2) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
(3) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
Lưu ý: Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?