Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ?
- Quyết định của cộng đồng dân cư về việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thông qua khi nào?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư gồm các nội dung chủ yếu nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ?
Căn cứ Điều 22 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
1. Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ hoặc đề nghị cộng đồng dân cư sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Quyết định bãi bỏ hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của cộng đồng dân cư phải được Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân và được gửi đồng thời đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
3. Cộng đồng dân cư tự mình quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của mình khi xét thấy cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của mình theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Luật này.
Chiếu theo quy định trên, quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
(2) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
(3) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ? (Hình từ Internet)
Quyết định của cộng đồng dân cư về việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thông qua khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
1. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
...
Chiếu theo quy định trên, tại khoản 5 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
...
3. Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
4. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
5. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
6. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Như vậy, quyết định của cộng đồng dân cư về việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, quyết định của cộng đồng dân cư gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định;
- Tổng số hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không có người đại diện tham dự;
- Nội dung cộng đồng dân cư bàn;
- Hình thức cộng đồng dân cư quyết định;
- Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến, kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình;
- Nội dung quyết định của cộng đồng dân cư;
- Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 1 Tết là lễ lớn của đất nước? Mùng 1 Tết Âm lịch là thứ mấy? Đi làm Mùng 1 Tết Âm lịch lương nhân mấy?
- Tra cứu hoàn thuế thu nhập cá nhân trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế? Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
- Năm nhuận là gì? Năm nhuận âm là năm nào? Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ cán bộ công chức chính thức?
- Tết Âm lịch là gì? Tại sao gọi là Tết? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ người lao động bắt đầu nghỉ từ ngày mấy?
- Tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị mới nhất 2025? Để được bổ nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?