Theo Luật điện ảnh, cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi này như thế nào?
Phát hành phim là gì?
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 định nghĩa về phát hành phịm như sau:
8. "Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu."
Pháp luật quy định về bán, cho thuê phim như thế nào?
Cho thuê, bán phim lưu hành nội
Căn cứ theo Điều 28 Luật Điện ảnh 2006 và khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009, quy định đối với bán, cho thuê phim như sau:
"1. Tổ chức, cá nhân được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim, mở đại lý, cửa hàng bán, cho thuê băng phim, đĩa phim theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.
2. Chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình; băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.”
Những hành vi nào là hành vi phạm trong phát hành phim?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Điện ảnh 2006, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 quy định về các hành vi vi phạm trong phát hành phim như sau:
- Phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.
- Phát hành phim sau khi có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.
- Phát hành băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- In sang, nhân bản phim để phát hành không có hợp đồng hoặc không theo đúng hợp đồng với chủ sở hữu phim.
- Xuất khẩu phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.
- Xuất khẩu băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Nhập khẩu phim không đúng quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 30 của Luật này.
- Cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ.
- Quản lý và sử dụng phim nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không đúng mục đích, cho người tham dự xem phim không đúng đối tượng.
Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh được quy định như thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 54/2010/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh như sau:
- Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện ảnh thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Bán, cho thuê phim lưu hành nội bộ bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về phát hành phim, cụ thể như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
b) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
[...]
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."
Tuy nhiên, theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu như anh Phong đồng ý bán hoặc cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ có thể bị xử phạt hành chính theo mức phạt nêu trên. Đồng thời sẽ bị tịch thu lại phim thuộc diện lưu hành nội bộ và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?