Thềm lục địa là gì? Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam thì không được thực hiện những hoạt động nào?

Cho tôi hỏi: Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào? Câu hỏi của anh Lâm đến từ Huế.

Thềm lục địa là gì?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 định nghĩa thềm lục địa như sau:

Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

Như vậy theo quy định trên thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Thềm lục địa là gì? Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào?

Thềm lục địa là gì? Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Tại đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có thềm lục địa không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo
1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Như vậy theo quy định trên tại đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có thềm lục địa.

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào?

Căn cứ tại Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:

- Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép.

- Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác.

- Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo.

- Khoan, đào trái phép.

- Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép

- Gây ô nhiễm môi trường biển.

- Cướp biển, cướp có vũ trang.

- Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Người nước ngoài có được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Như vậy theo quy định trên người nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Thềm lục địa
Nghiên cứu khoa học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thềm lục địa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kinh phí tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh THCS, THPT được quy định thế nào?
Pháp luật
Người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ có phải thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đó không?
Pháp luật
Người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng có phải thông báo cho chủ rừng về kết quả nghiên cứu khoa học đó không?
Pháp luật
Điều dưỡng có bắt buộc phải tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học về y khoa thuộc phạm vi hành nghề hay không?
Pháp luật
Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể được tổ chức dưới các hình thức nào?
Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học mới nhất năm 2024 như thế nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Thông tư 07/2024/TT-BTC quy định mức thu phí thẩm định cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam?
Pháp luật
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên được hưởng những quyền lợi gì? Việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thềm lục địa
7,354 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thềm lục địa Nghiên cứu khoa học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thềm lục địa Xem toàn bộ văn bản về Nghiên cứu khoa học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào