Thẻ thường trú cho người nước ngoài theo diện vợ, chồng bảo lãnh nhưng giờ đã ly dị thì thẻ có hết hiệu lực không?
Các trường hợp nào được xét cho thường trú tại Việt Nam?
Về các trường hợp được xét cho thường trú được quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
"Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước."
Như vậy, trường hợp người nước ngoài có vợ là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh, thì người nước ngoài sẽ được cấp thể thường trú.
Thẻ thường trú cho người nước ngoài theo diện vợ, chồng bảo lãnh nhưng giờ đã ly dị thì thẻ có hết hiệu lực không? (Hình từ Internet)
Thẻ thường trú cho người nước ngoài theo diện vợ, chồng bảo lãnh nhưng giờ đã ly dị thì thẻ có hết hiệu lực không?
Theo điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
"Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh."
Hiện tại ban hỗ trợ rà soát văn bản nhưng không tìm thấy nội dung hướng dẫn liên quan. Do đó, trường hợp này người vợ phải có trách nhiệm thông báo đến Cục xuất nhập cảnh để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ban hỗ trợ chưa thể phản hồi chính xác thông tin về thời hạn thẻ thường trú trong trường hợp này vì thời hạn của thời hạn của thẻ thường trú cho người nước ngoài không phụ thuộc vào tính trạng hôn nhân của người được cấp.
Vẫn theo nguyên tắc mười năm cấp đổi một lần, nếu tới thời hạn cấp đổi mà người này không còn thuộc diện cấp thẻ thường trú thì sẽ không thực hiện cấp đổi.
Quy định về việc cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định, cụ thể như sau:
Điều 43. Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú
1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.
2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;
d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?