Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước? Khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không?

Cho hỏi: Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước? Khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không? Người thực hiện hành vi phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm mức truy cứu trách nhiệm hình sự? câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự
1. “Tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham gia giao thông).
Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,...).
Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 của Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
2. “Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
...

Chiếu theo quy định này thì phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước trong truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.

Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước? Phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không?

Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước? Khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không? (Hình từ internet)

Khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không?

Tại Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 101 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà việc cá nhân thực hiện hành vi khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có thể bị tử hình.

Người thực hiện hành vi phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước tự nguyện khắc phục hậu quả thì có được giảm mức truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...

Đối chiếu với quy định này thì nếu người thực hiện hành vi phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước tự nguyện khắc phục hậu quả thì sẽ được giảm mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự hiện hành quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Tội khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khủng bố là gì? Khủng bố bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào theo quy định pháp luật 2024?
Pháp luật
Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền là gì? Người phạm tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền có bị tử hình không?
Pháp luật
Người đang chấp hành án phạt tù về tội khủng bố có được xét đặc xá nhân dịp Lễ Quốc khánh 02/9 năm nay?
Pháp luật
Với tội khủng bố, tình tiết gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng được hiểu như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được xóa án tích trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thế nào là phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước? Khủng bố phá hủy tài sản của cơ quan nhà nước có bị tử hình không?
Pháp luật
Nổ súng tấn công trụ sở công an là tội bạo loạn hay tội khủng bố nhằm chống chính quyền? Trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ công chức thì có bị tử hình không?
Pháp luật
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu hình phạt gì? Có được đương nhiên xóa án tích không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội khủng bố
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,197 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào