Thế nào là nợ đã xử lý? Nợ đã xử lý bao gồm những khoản nợ nào theo quy định về tiêu thức phân loại tiền thuế nợ?
Thế nào là nợ đã xử lý?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục III Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định như sau:
III. Giải thích từ ngữ
1. Nợ khó thu là tiền thuế nợ của NNT là cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; NNT có liên quan đến trách nhiệm hình sự; NNT không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký, địa chỉ liên lạc; NNT đang làm thủ tục giải thể; NNT đang làm thủ tục phá sản; NNT đã bị CQT áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn liên tiếp từ 03 lần trở lên; NNT đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Nợ đang xử lý là tiền thuế nợ mà CQT hoặc cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục để ban hành văn bản miễn thuế, giảm thuế hoặc ban hành văn bản xác định lại nghĩa vụ của NNT; gia hạn nộp thuế; xóa nợ; nộp dần tiền thuế nợ; không tính tiền chậm nộp; miễn tiền chậm nộp; bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả; xử lý khiếu nại, khởi kiện.
3. Tiền thuế đang chờ điều chỉnh là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN theo quy định của pháp luật mà NNT đã nộp nhưng có sai sót; chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc hoặc chờ ghi thu - ghi chi.
4. Nợ đã xử lý là tiền thuế nợ của NNT mà CQT đã ban hành Quyết định khoanh nợ, Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp.
5. Nợ có khả năng thu là tiền thuế nợ của NNT không thuộc các nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 mục III phần I Quy trình này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nợ đã xử lý là tiền thuế nợ của người nộp thuế mà cơ quan thuế đã ban hành Quyết định khoanh nợ, Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp.
Thế nào là nợ đã xử lý? Nợ đã xử lý bao gồm những khoản nợ nào theo quy định về tiêu thức phân loại tiền thuế nợ? (Hình từ Internet).
Nợ đã xử lý bao gồm những khoản nợ nào theo quy định về tiêu thức phân loại tiền thuế nợ?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục IV Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định như sau:
IV. Tiêu thức phân loại tiền thuế nợ
...
4. Nợ đã xử lý bao gồm:
a) Khoản nợ của NNT mà CQT đã ban hành quyết định khoanh nợ.
Hồ sơ phân loại: Quyết định khoanh nợ của cơ quan thuế (bản chính hoặc bản sao theo quy định).
b) Khoản nợ của NNT mà CQT đã ban hành thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp do chưa được NSNN thanh toán.
Hồ sơ phân loại: Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp của cơ quan thuế (bản chính hoặc bản sao theo quy định).
5. Nợ có khả năng thu được phân loại tự động trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, bao gồm:
a) Khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày.
b) Khoản nợ từ 31 ngày đến 60 ngày.
c) Khoản nợ từ 61 ngày đến 90 ngày.
d) Khoản nợ từ 91 ngày đến 120 ngày.
đ) Khoản nợ từ 121 ngày đến 365 ngày.
e) Khoản nợ từ 366 ngày trở lên.
Theo quy định nêu trên, nợ đã xử lý bao gồm:
- Khoản nợ của người nộp thuế mà cơ quan thuế đã ban hành quyết định khoanh nợ.
Hồ sơ phân loại: Quyết định khoanh nợ của cơ quan thuế (bản chính hoặc bản sao theo quy định).
- Khoản nợ của người nộp thuế mà cơ quan thuế đã ban hành thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp do chưa được ngân sách nhà nước thanh toán.
Hồ sơ phân loại: Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp của cơ quan thuế (bản chính hoặc bản sao theo quy định).
Kết quả phân loại tiền thuế nợ có phải là căn cứ để thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế, tính tiền chậm nộp và xử lý nợ của người nộp thuế không?
Theo Mục III Phần II Quy trình Quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định như sau:
III. Phân loại tiền thuế nợ
...
2. Công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình căn cứ vào hồ sơ phân loại để phân loại nợ theo đúng tính chất của từng khoản nợ, nhóm nợ, nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tính chất nợ.
Kết quả phân loại tiền thuế nợ được cập nhật ngay thời điểm phân loại. Kết quả phân loại là căn cứ để thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế, tính tiền chậm nộp và xử lý nợ của NNT.
Công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình căn cứ báo cáo phân loại tiền thuế nợ theo NNT theo mẫu số 01/NNT-BC tại hệ thống ứng dụng quản lý thuế để làm cơ sở đôn đốc thu nợ.
Như vậy, kết quả phân loại tiền thuế nợ được cập nhật ngay thời điểm phân loại.
Và kết quả phân loại là căn cứ để thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế, tính tiền chậm nộp và xử lý nợ của người nộp thuế.
Tải mẫu Báo cáo tiền thuế nợ đã xử lý tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?