Thế nào là mạng viễn thông công cộng? Thông tin riêng của cá nhân chuyển qua mạng viễn thông công cộng có được bảo đảm bí mật?
Thế nào là mạng viễn thông công cộng?
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác.
13. Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định.
14. Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
15. Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi.
16. Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
17. Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
...
Như vậy, mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông được thiết lập bởi doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi từ dịch vụ này.
Thế nào là mạng viễn thông công cộng? Thông tin riêng của cá nhân chuyển qua mạng viễn thông công cộng có được bí mật? (Hình từ Internet)
Thông tin riêng của cá nhân chuyển qua mạng viễn thông công cộng có được bảo đảm bí mật không?
Căn cứ Điều 6 Luật Viễn thông 2023 về bảo đảm bí mật thông tin như sau:
Bảo đảm bí mật thông tin
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Thông tin riêng của mọi tổ chức, cá nhân chuyển qua mạng viễn thông công cộng được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm thông tin thuê bao viễn thông (tên, địa chỉ, số thuê bao viễn thông và thông tin riêng khác mà người sử dụng cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp) và thông tin về việc sử dụng dịch vụ viễn thông (số thuê bao viễn thông gửi, số thuê bao viễn thông nhận, vị trí thiết bị đầu cuối gửi, vị trí thiết bị đầu cuối nhận, thời điểm gửi, nhận, thời lượng liên lạc, địa chỉ Internet), trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;
b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản về việc trao đổi, cung cấp thông tin thuê bao viễn thông, thông tin về việc sử dụng dịch vụ viễn thông của người sử dụng dịch vụ để phục vụ cho việc tính giá, lập hóa đơn;
c) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin thuê bao viễn thông có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thông tin riêng của mọi cá nhân, tổ chức khi chuyển qua mạng viễn thông công cộng được bảo đảm bí mật.
Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo vệ thông tin và không được thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông tiết lộ trừ khi có sự đồng ý của cá nhân, thỏa thuận cụ thể, yêu cầu của cơ quan nhà nước, hoặc trong các trường hợp liên quan đến nghĩa vụ tài chính.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023 thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
- Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
- Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?