Thế nào là kiểm soát đặc biệt? Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt?

Cho tôi hỏi Trường hợp nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt? Cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt? Anh Long (Trà Vinh) thắc mắc.

Thế nào kiểm soát đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 bổ sung các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về khái niệm kiểm soát đặc biệt cụ thể như sau:

Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.

Theo đó, kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017.

Vì ngân hàng cũng là một trong các tổ chức tín dụng, do vậy, ngân hàng thuộc đối tượng có thể bị kiểm soát đặc biệt.

Thế nào là kiểm soát đặc biệt? Trường hợp nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt? Cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt?

Thế nào là kiểm soát đặc biệt? Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt?(Hình từ Internet)

Trường hợp nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt?

Tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) thì những trường hợp ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cụ thể như sau:

Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;
d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, dựa vào quy định trên thì có 4 trường hợp ngân hàng sẽ bị kiểm soát đặc biệt bao gồm:

- Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước:

+ Có nguy cơ mất khả năng chi trả là khi ngân hàng thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục.

+ Mất khả năng chi trả: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

+ Có nguy cơ mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%.

+ Mất khả năng thanh toán: Là khi ngân hàng không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất

- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục

- Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt?

Về vướng mắc cơ quan nào có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt thì tại khoản 27 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định:

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền đặt ngân hàng vào kiểm soát đặc biệt.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,239 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào