Thế nào là hạn mức tín dụng? Công thức tính số tiền phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức tín dụng?
Thế nào là hạn mức tín dụng?
Đối với quy định về khái niệm hạn mức tín dụng thì tại Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 năm 1996 quy định cụ thể như sau:
Hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.
Theo đó, hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.
Thế nào là hạn mức tín dụng? Công thức tính số tiền phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức tín dụng? (Hình từ Internet)
Quy định chung về hạn mức tín dụng như thế nào?
Tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 năm 1996 đưa ra những quy định chung về hạn mức tín dụng cụ thể như sau:
- Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước giao Hạn mức tín dụng (HMTD) cho từng tổ chức tín dụng (TCTD) và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng được giao.
- Hạn mức tín dụng được giao căn cứ tổng hạn mức tín dụng của các tổ chức tính dụng đối với nền kinh tế, được Thống đốc phê duyệt cho các tổ chức tín dụng theo các chỉ tiêu:
- Hạn mức tín dụng của ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thông qua hình thức tái cấp vốn.
- Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.
Chỉ tiêu hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế giao cho tổ chức tín dụng là chỉ tiêu khống chế tối đa, tổ chức tín dụng không được phép vi phạm trong suốt quá trình thực hiện.
- Các tổ chức tín dụng được phép mua, bán lẫn nhau về hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao.
Công thức tính số tiền phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức tín dụng như thế nào?
Về công thức tính số tiền phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức tín dụng thì tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 năm 1996 quy định:
- Hạn mức tín dụng của các TCTD đối với nền kinh tế được quản lý chặt chẽ; nếu TCTD vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức được giao, số tiền phạt tính theo công thức:
F = (C - C*) (r + 0,3)t
F: Số tiền phạt do vượt hạn mức tín dụng
C*: Dư nợ tính theo hạn mức tín dụng được giao
C: Dư nợ thực tế của tổ chức tín dụng trong ngày
(r + 0,3): Lãi suất phạt:
Trong đó:
- r: là lãi suất tối đã cho vay khách hàng của tổ chức tín dụng (%/tháng)
- 0.3: Mức lãi suất phạt phụ thêm
- t: Thời gian vượt hạn mức (tính theo tháng)
Mua bán hạn mức tín dụng được quy định như thế nào?
Về trường hợp mua bán hạn mức tín dụng thì tại Chương 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 năm 1996 quy định cụ thể như sau:
- Các tổ chức tín dụng có thể bán cho các tổ chức tín dụng khác có nhu cầu, toàn bộ hay một phần hạn mức tín dụng của mình không dùng đến.
- Một tổ chức tín dụng có thể bán hạn mức tín dụng, không dùng đến của mình, một hoặc nhiều lần cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
- Một tổ chức tín dụng có thể mua hạn mức tín dụng một hoặc nhiều lần của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
- Giá trị tối thiểu của một lần mua, bán hạn mức tín dụng là 1 (Một) tỷ đồng.
- Việc mua, bán hạn mức tín dụng được thực hiện hàng tháng trên cơ sở cung - cầu của các tổ chức tín dụng và được thực hiện theo một trong hai phương thức:
- Mua, bán hạn mức tín dụng có thời hạn, thời gian tối thiểu một tháng và được tính tròn theo tháng.
- Mua, bán hẳn, theo toàn bộ thời hạn của hạn mức tín dụng
- Một tổ chức tín dụng đã bán hạn mức tín dụng chỉ được phép mua hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng khác sau khi việc bán hạn mức tín dụng đã kết thúc.
- Khi đến hạn của một khoản hạn mức tín dụng bán theo thời hạn, người mua phải trả lại hạn mức tín dụng cho người bán.
- Giá mua, bán hạn mức tín dụng do các bên ký hợp đồng tự thoả thuận và quy định
- Những khoản mua, bán hạn mức tín dụng được người mua và người bán thông báo đồng thời trong ngày cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương qua Vụ tín dụng và chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Trong thông báo này cần nêu:
- Hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã giao cho từng tổ chức tín dụng;
- Hạn mức tín dụng mua, bán giữa các tổ chức tín dụng;
- Phí mua bán hạn mức tín dụng;
- Thời hạn mua bán hạn mức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước có thể là người trung gian giữa bên bán và bên mua hạn mức tín dụng trong trường hợp hai bên không giao dịch trực tiếp được với nhau (Thông qua thị trường nội tệ Liên Ngân hàng).
- Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hoàn toàn bí mật các giao dịch mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng nếu các bên mua, bán yêu cầu (tên các bên giao dịch, số lượng mua, bán...).
- Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo kịp thời cho các tổ chức tín dụng các yêu cầu và điều kiện mới nhất trong giao dịch hạn mức tín dụng trên thị trường.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?