Thế nào là giao dịch bán khống có bảo đảm? Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm?

Thế nào là giao dịch bán khống có đảm bảo? Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm mà nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán phải là tài khoản riêng biệt đúng không? Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm theo quy định pháp luật?

Thế nào là giao dịch bán khống có bảo đảm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC có quy định giải thích giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm như sau:

Giải thích từ ngữ
...
11. Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm (sau đây gọi là giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.
...

Như vậy, theo quy định, giao dịch bán khống có bảo đảm là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.

Thế nào là giao dịch bán khống có đảm bảo? Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm?

Thế nào là giao dịch bán khống có đảm bảo? Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm? (Hình từ Internet)

Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm mà nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán phải là tài khoản riêng biệt đúng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 120/2020/TT-BTC có nội dung quy định như sau:

Giao dịch bán khống có bảo đảm
1. Hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện giao dịch bán không có bảo đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo đảm, lãi suất vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản bảo đảm khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.
2. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm tại công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm. Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản bán không có bảo đảm với tài khoản giao dịch ký quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư.
...

Như vậy, theo quy định này, tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm mà nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán có thể là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư.

Lưu ý: công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản bán không có bảo đảm với tài khoản giao dịch ký quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư.

Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về giao dịch bán khống có bảo đảm như sau:

Giao dịch bán khống có bảo đảm
...
3. Các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm hoặc chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo đảm trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
4. Hoạt động bán khống có bảo đảm không được thực hiện trong khoảng thời gian năm (05) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm.
5. Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động bán khống có bảo đảm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch bán khống có bảo đảm.
6. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm.

Như vậy, theo quy định nêu trện, các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí:

- Về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch;

- Về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành;

- Về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có);

- Minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
967 lượt xem
Giao dịch bán khống có bảo đảm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thế nào là giao dịch bán khống có bảo đảm? Các chứng khoán nào được phép giao dịch bán khống có bảo đảm?
Pháp luật
UBCKNN triển khai hoạt động bán khống có bảo đảm trong trường hợp nào? Hiểu như thế nào về giao dịch bán khống có bảo đảm trên thị trường chứng khoán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch bán khống có bảo đảm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch bán khống có bảo đảm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào