Thế nào là công dân Việt Nam? Phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành công dân Việt Nam theo quy định mới nhất?
Thế nào là công dân Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Hiến pháp 2013 quy định thì công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Một công dân được mang quốc tịch Việt Nam khi người này được sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.
Đối với các trường hợp có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì cũng được lựa chọn quốc tịch, hoặc một số cá nhân khác được phép xin nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết theo quy định.
Thế nào là Công dân Việt Nam? Phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành công dân Việt Nam theo quy định mới nhất?
Phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành công dân Việt Nam?
Thứ nhất, theo Hiến pháp 2013 có quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, những người sinh ra tại lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là công dân Việt Nam; hoặc trẻ em có cha hoặc mẹ là người công dân Việt Nam và trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch thì sẽ là công dân Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định như Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam và Quyết định cho nhận quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp khi có những loại giấy tờ này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Thứ hai, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam.
+ Đã thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân Việt Nam có những quyền gì trên lãnh thổ Việt Nam?
Tại Hiến pháp 2013 thì công dân Việt Nam có một số quyền trên lãnh thổ Việt Nam cụ thể như sau:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Không biệt giàu nghèo, nam hay nữ, già hay trẻ, là người dân hay cán bộ công chức nhà nước…thì khi đã là công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ ngang nhau và hưởng quyền lợi như nhau.
- Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam hiện nay đã xuất khẩu lao động hoặc định cư nước ngoài.
Tuy nhiên, những người này vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ, cụ thể là cơ quan đại sứ quán tại nước ngoài chính là cơ quan đại diện cho chính phủ Việt Nam tại nước ngoài. Thực hiện một số nhiệm vụ quốc gia và đồng thời quản lý, bảo vệ người Việt định cư tại nước ngoài.
- Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
- Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về công dân Việt Nam. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?