Thẻ Hòa giải viên bị thu hồi trong những trường hợp nào? Hòa giải viên được bổ nhiệm lại thì có bị thu hồi thẻ Hòa giải viên nữa không?
Thẻ Hòa giải viên bị thu hồi trong những trường hợp nào? Hòa giải viên được bổ nhiệm lại thì có bị thu hồi thẻ Hòa giải viên không?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về việc cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên như sau:
Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên
1. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Khi thay đổi thông tin cá nhân trong Thẻ Hòa giải viên: Trường hợp có sự thay đổi về thông tin, ngày tháng năm sinh..., Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc, cung cấp các giấy tờ, tài liệu hợp pháp chứng minh có sự thay đổi.
b) Các thông tin trong Thẻ Hòa giải viên đã cấp bị sai sót: Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để cấp đổi Thẻ hòa giải viên.
c) Thẻ Hòa giải viên bị mất, bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng:
c1) Trường hợp bị mất: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc và nói rõ lý do, hoàn cảnh bị mất Thẻ, cung cấp các tài liệu kèm theo (nếu có);
c2) Trường hợp Thẻ Hòa giải viên bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để đề nghị cấp đổi Thẻ Hòa giải viên.
2. Thủ tục đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Chánh án Tòa án có văn bản báo cáo rõ lý do đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên theo quy định.
b) Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10).
c) Nộp lại Thẻ Hòa giải viên cũ để hủy theo quy định.
3. Các trường hợp thu hồi Thẻ Hòa giải viên
a) Hòa giải viên được bổ nhiệm lại, phải nộp lại Thẻ cũ để cấp thẻ mới.
b) Hòa giải viên đã được miễn nhiệm, thôi làm Hòa giải viên.
c) Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 nêu trên thì thẻ Hòa giải viên sẽ bị thu hồi. Theo đó, nếu Hòa giải viên được bổ nhiệm lại thì phải nộp lại thẻ cũ để được cấp thẻ mới.
Tải về mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên mới nhất 2023: Tại Đây
Thu hồi thẻ Hòa giải viên (Hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện như sau:
- Chậm nhất 02 tháng trước ngày hết nhiệm kỳ, Hòa giải viên có nguyện vọng tiếp tục làm Hòa giải viên, nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại tại Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
- Căn cứ nhu cầu thực tế, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên, Tòa án nơi có Hòa giải viên làm việc có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ nhiệm lại theo quy định.
- Quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện như quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
- Quyết định bổ nhiệm lại Hòa giải viên phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết nhiệm kỳ làm Hòa giải viên. Trường hợp không đáp ứng điều kiện để bổ nhiệm lại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyền của Hòa giải viên tại tòa án theo quy định hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, hòa giải viên tại tòa án có các quyền sau đây:
- Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
- Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
- Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
- Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
- Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
- Được cấp thẻ Hòa giải viên;
- Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tải về mẫu Quyết định bổ nhiệm lại Hòa giải viên mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?