Thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi có thời hạn bao lâu? Có thu nhận thông tin sinh trắc học của trẻ dưới 14 tuổi để làm thẻ căn cước không?
Thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước như sau:
Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước
1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
2. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Theo quy định trên, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi.
Trường hợp thẻ căn cước đã được cấp trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi 14 thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo (tức 25 tuổi).
Cụ thể, thẻ Căn cước của trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn sử dụng như sau:
- Nếu trẻ thực hiện làm thẻ khi mới sinh đến trước thời điểm đủ 12 tuổi thì thời hạn sử dụng của thẻ là khi đủ 14 tuổi.
- Trẻ làm thẻ Căn cước khi đủ 12 - 14 tuổi thì thẻ Căn cước đó được sử dụng đến khi đủ 25 tuổi.
Lưu ý: Trường hợp trẻ không thực hiện làm thẻ căn cước khi dưới 14 tuổi thì khi đủ 14 tuổi trẻ bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước theo quy định.
Như vậy, sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể ở trên để quy định thời hạn sử dụng thẻ Căn cước của trẻ em là bao lâu.
Thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi có thời hạn bao lâu? (hình từ internet)
Có thu nhận thông tin sinh trắc học của trẻ dưới 14 tuổi để làm thẻ căn cước không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước
...
2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:
a) Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;
b) Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.
...
Như vậy, chỉ thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi để làm thẻ căn cước.
Không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.
Đối với người dưới 06 tuổi thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.
Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
Giá trị sử dụng của thẻ căn cước được quy định như thế nào theo Luật mới?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau:
(1) Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
(2) Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
(3) Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.
(4) Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?