Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm có cần làm bản tự công bố sản phẩm không? Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm mà không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi xử phạt thế nào?

Đặc thù công ty chị là sản xuất lon nhôm hai mảnh. Theo thị hiếu của khách hàng, bên chị phải thay đổi hình ảnh bên ngoài của lon (in bên ngoài) còn thành phần cấu tạo và kích thước giống nhau. Vậy mỗi khi thay đổi có cần làm bản tự công bố hay không? Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm mà không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi xử phạt thế nào?

Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm có cần làm bản tự công bố sản phẩm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hồ sơ tự công bố sản phẩm quy định:

"Điều 5. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)."

Theo đó doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đầy đủ các thông tin yêu cầu tại tại Mẫu 01 của Nghị định.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 5. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
...
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo."

Như vậy trường hợp của công ty mình do thị hiếu của khách hàng nên doanh nghiệp tiến hành thay đổi hình ảnh bên ngoài của lon (in bên ngoài) còn tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo, kích thước giống nhau thì chỉ cần gửi thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không cần phải công bố lại sản phẩm.

Tải Bản tự công bố sản phẩm mới nhất hiện nay tại đây

Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm có cần làm bản tự công bố  sản phẩm không?

Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm có cần làm bản tự công bố sản phẩm không?

Những sản phẩm nào bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định."

Theo đó các sản phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm cụ thể như:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Tải Bản công bố sản phẩm mới nhất hiện nay tại đây

Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm mà không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi xử phạt thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

"Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo;
b) Không thực hiện thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có thông báo nhưng nội dung thông báo không phù hợp nội dung thay đổi của sản phẩm hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật chứng minh cho sự thay đổi;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ, tài liệu khác;
d) Không thực hiện theo quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm;
đ) Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho mục đích khác."

Theo đó tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định

“Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”

Ngoài ra tại khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:

"Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này."

Theo đó, trường hợp thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.

Tự công bố sản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc tự công bố sản phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ tự công bố sản phẩm có bắt buộc phải kèm theo quyết định bổ nhiệm giám đốc của công ty công bố không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với nguyên liệu sản xuất nội bộ không?
Pháp luật
Có cần làm thủ tục tự công bố sản phẩm cho bột nguyên liệu hạt do công ty mua về xay và chỉ sử dụng để sản xuất nội bộ không?
Pháp luật
Địa điểm thực hiện tự công bố sản phẩm là ở đâu khi cá nhân có cơ sở sản xuất sản phẩm ở nhiều nơi?
Pháp luật
Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không? Nếu không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi trên tem nhãn sản phẩm bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Mặt hàng đã thực hiện tự công bố sản phẩm trước đây thì doanh nghiệp có thể nhập khẩu lại hay không?
Pháp luật
Có được quyền sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm hay không?
Pháp luật
Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm có cần làm bản tự công bố sản phẩm không? Thay đổi hình ảnh bên ngoài sản phẩm mà không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi xử phạt thế nào?
Pháp luật
Tiến hành tự công bố sản phẩm trong trường hợp nào? Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Các chỉ tiêu như hàm lượng chất khô, muối, acid có bắt buộc phải ghi trong công bố sản phẩm tương ớt, tương cà chua và làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tự công bố sản phẩm
2,182 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tự công bố sản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tự công bố sản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào