Thay đổi chứng minh nhân dân có làm ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội đang hưởng không? Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mới trong trường nào?
Xác nhận số chứng minh nhân dân, số căn cước công dân hiện nay như thế nào?
Hiện nay nếu bạn thay đổi chứng minh nhân dân thì sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, việc xác nhận thông tin trên thẻ Căn cước công dân mới được quy định tại Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân như sau:
"Điều 12. Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân
1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu."
Vậy việc xác nhận lại thông tin Chứng minh nhân cũ hiện nay chỉ cần quét mã QR code trên thẻ Căn cước công dân mới là có thể tra ra được. Trường hợp không quét ra được thông tin có thể để nghị cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ.
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mới trong trường nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
"Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Như vậy theo căn cứ pháp luật trên thì việc cấp đổi lại sổ bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện trong trường hợp sổ bị mất, hư hỏng hay gộp sổ bảo hiểm xã hội mà thôi. Ngoài ra việc điều chỉnh lại họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch cũng có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Thay đổi chứng minh nhân dân có làm ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội đang hưởng không?
(Thay đổi chứng minh nhân dân)
Căn cứ theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật."
Tại Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và Giấy chứng minh nhân dân do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định như sau:
............
Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.
......"
Ngoài các trường hợp được cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật nêu ở trên thì việc thay đổi số chứng minh nhân dân không phải cấp lại số bảo hiểm xã hội. Như vậy có thể trả lời rằng việc thay đổi số Chứng minh nhân dân không làm ảnh hưởng để chế đổ bảo bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia.
Nếu có vấn đề về xác nhận lại thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp công ty vẫn chưa cập nhật thông tin cho bạn thì bạn có thể cung cấp thông tin số Chứng minh nhân dân cũ trên mã QR code trên thẻ Căn cước công dân hoặc có thể cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?