Thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những nghĩa vụ gì? Thành viên Liên đoàn bị đình chỉ tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của thành viên như sau:
Nghĩa vụ của thành viên
1. Chấp hành các quy định của LĐBĐVN, AFF, AFC và FIFA; tuân thủ Luật Thi đấu bóng đá do IFAB và FIFA ban hành; Luật Thi đấu Futsal do FIFA ban hành và bảo đảm rằng các thành viên của mình, CLB, quan chức, đại diện cầu thủ và cầu thủ cũng tuân thủ các Điều lệ và Quy chế này.
2. Thực hiện việc bầu cử các cơ quan có thẩm quyền.
3. Tích cực tham gia các hoạt động của LĐBĐVN. Đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ bóng đá Việt Nam.
4. Đóng niên liễm, phí và lệ phí khác đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
5. Khẳng định bằng một điều khoản trong Điều lệ của tổ chức (hoặc Quy chế hoạt động của thành viên) về việc thừa nhận thẩm quyền của cơ quan do FIFA và LĐBĐVN chỉ định trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thành viên của tổ chức và liên quan đến Điều lệ, quy định, hướng dẫn và quyết định của FIFA, AFC, AFF, LĐBĐVN. Khẳng định trong Điều lệ việc tôn trọng nguyên tắc, hành vi thể thao cao thượng, trung thực.
6. Thông báo cho LĐBĐVN tất cả những sửa đổi, bổ sung đối với Điều lệ, Quy chế hoạt động (nếu có) và các quy định khác có liên quan đến tổ chức cũng như danh sách cán bộ chủ chốt hoặc những người được ủy quyền đại diện cho tổ chức.
...
Theo đó, thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền lợi của thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về quyền lợi của thành viên như sau:
Quyền lợi của thành viên
1. Các thành viên của LĐBĐVN có các quyền lợi sau:
a) Được tham dự Đại hội LĐBĐVN, được biết trước tiến trình nội dung Đại hội, được triệu tập đúng thời gian Đại hội và được quyền bỏ phiếu hoặc biểu quyết;
b) Giới thiệu đại diện để đề cử, ứng cử và bầu các vị trí chủ chốt và các ban của LĐBĐVN;
c) Đề xuất, thảo luận và biểu quyết về chủ trương, kế hoạch hoạt động của LĐBĐVN;
d) Giám sát hoạt động của Ban Chấp hành và các cơ quan, thành viên của LĐBĐVN;
đ) Tham gia thi đấu tại các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức theo quy định của Điều lệ giải. Được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của LĐBĐVN khi có nhu cầu phù hợp;
e) Được LĐBĐVN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động bóng đá trước pháp luật và các tổ chức bóng đá quốc tế. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc;
g) Được hưởng tất cả các quyền lợi khác trong Điều lệ và quy chế của LĐBĐVN.
2. Việc thực hiện các quyền lợi này theo quy định của Điều lệ và quy chế của LĐBĐVN.
Theo đó, thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Thành viên Liên đoàn bị đình chỉ tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về đình chỉ như sau:
Đình chỉ
1. Thành viên nào vi phạm quy định nghĩa vụ của thành viên được quy định tại Điều 14 thì sẽ bị đình chỉ tư cách thành viên. Thẩm quyền đình chỉ thành viên thuộc về Đại hội LĐBĐVN. Quyết định đình chỉ được thông qua tại kỳ Đại hội tiếp theo khi có 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có quyền bỏ phiếu tán thành.
2. Trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội, nếu một thành viên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của thành viên (quy định tại Điều 14), Ban Chấp hành có quyền quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên của tổ chức đó ít nhất một năm. Quyết định tạm đình chỉ của Ban Chấp hành sẽ có hiệu lực tới kỳ Đại hội tiếp theo trừ trường hợp việc tạm đình chỉ đã được Ban Chấp hành quyết định thôi áp dụng trước khi Đại hội diễn ra. Trường hợp không được Đại hội thông qua, quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên do Ban Chấp hành ban hành sẽ chấm dứt hiệu lực.
3. Thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ) sẽ mất các quyền thành viên của mình. Các tổ chức khác không được phép liên hệ về các vấn đề thể thao với thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ). Ban Kỷ luật có thể áp dụng thêm các hình phạt với tổ chức bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ).
4. Các thành viên không tham gia vào hoạt động bóng đá nào của LĐBĐVN trong vòng một năm thì các năm tiếp theo sẽ không được quyền biểu quyết và người đại diện của tổ chức đó sẽ không được bổ nhiệm hoặc bầu cử cho đến khi tổ chức này hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Như vậy, thành viên Liên đoàn bị đình chỉ tư cách thành viên trong trường hợp vi phạm quy định nghĩa vụ của thành viên được quy định tại Điều 14 của Quyết định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?