Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên tại sao lại bị hạn chế phần vốn góp? Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có phải cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, hợp tác xã thành viên góp vốn hay không?
- Việc góp vốn của thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như thế nào?
- Số vốn tối đa thành viên, hợp tác xã thành viên góp là bao nhiêu? Tại sao lại hạn chế?
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có phải cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, hợp tác xã thành viên góp vốn hay không?
- Việc chẩm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện trong trường hợp nào?
Việc góp vốn của thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Hợp tác xã 2012 quy định thành viên góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
+ Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
+ Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên tại sao lại bị hạn chế phần vốn góp?
Số vốn tối đa thành viên, hợp tác xã thành viên góp là bao nhiêu? Tại sao lại hạn chế?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định tỷ lệ số vốn góp tối đa như sau:
+ Mỗi thành viên của một hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% trên tổng vốn điều lệ của hợp tác xã.
+ Mỗi hợp tác xã thành viên chỉ được góp tối đa 30% trên tổng vốn điều lệ của một liên hiệp hợp tác xã.
**Việc quy định tỷ lệ vốn góp tối đa của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quan điểm của chúng tôi là bởi vì:
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, dựa trên sự quen biết, tin tưởng tự nguyện góp vốn để hỗ trợ và tương tác phát triển tổ chức. Vậy nên nếu chỉ cần một thành viên góp nhiều vốn chấm dứt tư cách thành viên hoặc rút vốn sẽ tạo ra những khó khăn, bất lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Những thành viên có nhiều tài sản có thể cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay theo thỏa thuận để hỗ trợ cho hoạt động và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thành viên này muốn lấy số vốn đó về. Để tạo sự bình đẳng trong việc hoạt động sản xuất và ra quyết định giữa các thành viên, không bị thành viên góp nhiều vốn chi phối tổ chức, bởi lẽ tuy đây là các tổ chức đối nhân nhưng trên thực tế những người góp nhiều vốn hơn vẫn có thể chi phối thành viên khác.
**Thời hạn và hình thức góp vốn:
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
+ Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có phải cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, hợp tác xã thành viên góp vốn hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, hợp tác xã thành viên góp đủ vốn.
**Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
+ Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
+ Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Việc chẩm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 việc chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của Liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
+ Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã;
+ Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
+ Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
+ Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
+ Trường hợp khác do điều lệ quy định.
- Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ.
Tải về mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?