Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu có thể là người có quan hệ gia đình với người ký đơn kiến nghị không?
- Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu có thể là người có quan hệ gia đình với người ký đơn kiến nghị không?
- Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu phải tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình khi có ý kiến tư vấn giải quyết kiến nghị đúng không?
- Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có được trả thù lao khi giải quyết kiến nghị không?
Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu có thể là người có quan hệ gia đình với người ký đơn kiến nghị không?
Theo khoản 2 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
...
2. Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn được quy định như sau:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần thiết) và các thành viên khác là đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan có liên quan và có thể có đại diện của hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Hội đồng tư vấn không được là người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp với người ký đơn kiến nghị, cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định và người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là đại diện của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định của gói thầu, dự án. Bộ phận thường trực thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu, nhà đầu tư có kiến nghị nộp.
...
Như vậy, thành viên Hội đồng tư vấn không được là người có quan hệ gia đình với người ký đơn kiến nghị.
Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu có thể là người có quan hệ gia đình với người ký đơn kiến nghị không? (hình từ internet)
Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu phải tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình khi có ý kiến tư vấn giải quyết kiến nghị đúng không?
Theo điểm a khoản 4 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
...
4. Hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được quy định như sau:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin của gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh và các thông tin liên quan khác để thực hiện nhiệm vụ;
c) Kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn 25 ngày đối với kiến nghị của nhà thầu, 35 ngày đối với kiến nghị của nhà đầu tư kể từ ngày Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập.
Theo quy định trên, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
Như vậy, thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu phải tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình khi có ý kiến tư vấn giải quyết kiến nghị.
Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có được trả thù lao khi giải quyết kiến nghị không?
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu; mức chi áp dụng theo quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước; chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định.
Tổng mức chi không được vượt số tiền nhà thầu có kiến nghị đã nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
2. Kết thúc vụ việc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được hoàn trả cho nhà thầu có kiến nghị.
3. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn.
4. Việc chi thù lao cho thành viên Hội đồng tư vấn là công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được trả thù lao khi giải quyết kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?