Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty?
Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có được là tổ chức không?
Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau:
Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Theo đó, thành viên góp vốn của công ty hợp danh là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Vì vậy, tổ chức có thể là thành viên góp vốn của công ty hợp danh theo quy định.
Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có được là tổ chức không? (Hình từ Internet)
Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty?
Căn cứ Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau:
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
...
Căn cứ theo quy định trên thì thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết theo quy định của công ty hợp danh.
Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Do đó, trường hợp thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Thành viên góp vốn công ty hợp danh có thể định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của thành viên góp vốn như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế đồng thời người thừa kế thay thế sẽ trở thành thành viên góp vốn của công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi điều hành giao thông vận tải đường sắt có phải tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố hay không?
- Quyết định hành chính bị kiện là gì? Được khiếu kiện quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không?
- Tổ chức cung cấp thông tin báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính không đúng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?
- Có bắt buộc phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán không?