Thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như thế nào? Mỗi quốc gia sẽ nộp cho Ủy ban báo cáo toàn diện về vấn đề gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Triều đến từ Đà Nẵng.

Thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 34 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Ủy ban về quyền của người khuyết tật
...
10. Ủy ban tự soạn thảo các quy định về thủ tục của mình.
11. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cung cấp cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên cần thiết cho việc thực hiện các chức năng của Ủy ban theo Công ước này, và triệu tập kỳ họp đầu tiên của Ủy ban.
12. Sau khi được Đại hội đồng thông qua, thành viên Ủy ban thành lập theo Công ước này nhận lương từ quỹ của Liên Hợp Quốc theo các quy định và điều kiện mà Đại hội đồng quyết định, trên cơ sở cân nhắc tầm quan trọng của các trách nhiệm của Ủy ban.
13. Thành viên Ủy ban được hưởng những điều kiện thuận lợi, ưu đãi và miễn trõ của các chuyên gia của Liên Hợp Quốc theo quy định của Công ước về ưu đãi và miễn trõ của Liên Hợp Quốc.

Theo đó, thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật được hưởng những điều kiện thuận lợi, ưu đãi và miễn trõ của các chuyên gia của Liên Hợp Quốc theo quy định của Công ước về ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Mỗi quốc gia sẽ nộp cho Ủy ban về quyền của người khuyết tật báo cáo toàn diện về vấn đề gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Báo cáo của các quốc gia thành viên
1. Mỗi quốc gia thành viên nộp cho Ủy ban một báo cáo toàn diện về các biện pháp đã tiến hành để thực hiện nghĩa vụ theo Công ước này và về tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện Công ước, thông qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong vòng 2 năm tính từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên liên quan.
2. Sau đó, các quốc gia thành viên nộp báo cáo ít nhất 4 năm một lần và khi nào Ủy ban yêu cầu.
3. Ủy ban quyết định những định hướng có thể áp dụng cho nội dung các báo cáo này.
4. Trong các báo cáo tiếp theo, quốc gia thành viên đã nộp báo cáo toàn diện đầu tiên cho Ủy ban không cần nhắc lại các thông tin đã cung cấp. Các quốc gia thành viên nên cân nhắc việc chuẩn bị báo cáo cho Ủy ban trong một quá trình minh bạch, công khai và cân nhắc nghiêm túc quy định tại điều 4 khoản 3 của Công ước này.
5. Các báo cáo có thể nêu những yếu tố và khó khăn ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nghĩa vụ theo Công ước này.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ nộp cho Ủy ban về quyền của người khuyết tật báo cáo toàn diện về các biện pháp đã tiến hành để thực hiện nghĩa vụ theo Công ước này và về tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện Công ước, thông qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong vòng 2 năm tính từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên liên quan.

Sau khi xem xét từng báo cáo thì Ủy ban về quyền của người khuyết tật đưa ra gợi ý và khuyến nghị như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Xem xét báo cáo
1. Ủy ban sẽ xem xét từng báo cáo, đưa ra gợi ý và khuyến nghị chung về báo cáo mà Ủy ban thấy thích hợp và chuyển cho quốc gia thành viên liên quan. Quốc gia thành viên có thể lựa chọn bất kỳ thông tin nào để trả lời Ủy ban. Ủy ban có thể yêu cầu thêm thông tin liên quan đến việc thi hành Công ước này từ các quốc gia thành viên.
2. Nếu một quốc gia thành viên quá hạn nộp báo cáo, Ủy ban có thể thông báo cho quốc gia thành viên liên quan về sự cần thiết kiểm tra tình hình thi hành Công ước này ở quốc gia thành viên đó, trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy mà Ủy ban có được, nếu quốc gia thành viên không nộp báo cáo trong vòng 3 tháng kể từ ngày được thông báo. Ủy ban sẽ yêu cầu quốc gia thành viên liên quan tham gia vào việc kiểm tra này. Nếu quốc gia thành viên đáp ứng bằng cách nộp báo cáo liên quan, sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 điều này.
3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cung cấp các báo cáo cho tất cả các quốc gia thành viên.
4. Các quốc gia thành viên sẽ phổ biến rộng rãi báo cáo của mình cho nhân dân trong nước và tạo điều kiện cho việc tiếp cận những gợi ý và khuyến nghị chung về các báo cáo này.
Ủy ban sẽ chuyển cho các tổ chức chuyên môn, các quỹ và chương trình của Liên Hợp Quốc, cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác, nếu thích hợp, báo cáo của các quốc gia thành viên để đưa ra đề nghị hoặc chỉ ra nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật nêu trong đó, cùng với những nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban nếu có về những đề nghị hoặc dấu hiệu này.

Theo đó, sau khi xem xét từng báo cáo thì Ủy ban về quyền của người khuyết tật đưa ra gợi ý và khuyến nghị chung về báo cáo mà Ủy ban thấy thích hợp và chuyển cho quốc gia thành viên liên quan.

Ủy ban về quyền của người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ứng cử viên cho thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật trong kỳ bầu cử đầu tiên sẽ được các quốc gia giới thiệu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Khi đã nộp cho Ủy ban về quyền của người khuyết tật báo cáo toàn diện đầu tiên thì các báo cáo tiếp theo các quốc gia không cần phải nhắc lại những vấn đề nào?
Pháp luật
Ủy ban về quyền của người khuyết tật có thể yêu cầu thêm thông tin liên quan đến việc thi hành Công ước về quyền của người khuyết tật từ các quốc gia không?
Pháp luật
Các thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật là những người như thế nào? Các quốc gia bầu ra các thành viên này thì phải tính đến những vấn đề nào?
Pháp luật
Thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban về quyền của người khuyết tật khi nộp báo cáo về hoạt động của mình thì có thể đưa ra những vấn đề nào?
Pháp luật
Quá thời hạn nộp báo cáo và Ủy ban về quyền của người khuyết tật cũng đã thông báo nhưng quốc gia này vẫn không nộp báo cáo trong thời hạn cho phép thì Ủy ban cần làm gì?
Pháp luật
Ủy ban về quyền của người khuyết tật sẽ có tối đa bao nhiêu thành viên? Thành viên của Ủy ban được bầu trên danh sách nào?
Pháp luật
Danh sách ứng cử viên thành viên Ủy ban về quyền của người khuyết tật được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban về quyền của người khuyết tật đạt số lượng tối đa khi nào? Danh sách ứng cử viên thành viên của Ủy ban về quyền của người khuyết tật do ai chuẩn bị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban về quyền của người khuyết tật
986 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban về quyền của người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban về quyền của người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào