Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gì?

Tôi có thắc mắc là thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do ai quyết định thành lập? Câu hỏi của chị X.M ở Bến Tre.

Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gì?

Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Điều 8 Quy chế Thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;

- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước đây, hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai (02) kỳ thi: kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia) và kỳ thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực (gọi tắt là kỳ thi chọn đội tuyển Olympic) theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).

Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.

Theo quy định trên, thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia là người tham gia tổ chức kỳ thi.

Người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;

- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

ban chỉ đạo

Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (Hình từ Internet)

Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do ai quyết định thành lập?

Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do ai quyết định thành lập, thì theo khoản 2 Điều 9 Quy chế Thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Công tác chỉ đạo và tổ chức thi
...
2. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
a) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
...

Như vậy, Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập.

Trước đây, ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Công tác chỉ đạo và tổ chức thi
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý Nhà nước, chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định những trường hợp đặc biệt liên quan đến thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của kỳ thi.
2. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia để giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
...

Theo quy định trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý Nhà nước, chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định những trường hợp đặc biệt liên quan đến thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của kỳ thi.

Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia để giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia có được yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo không?

Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia có được yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo không, thì theo khoản 4 Điều 31 Quy chế Thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo; Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi đề nghị phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó; Thành phần của Hội đồng phúc khảo tương tự như Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế này;
b) Giám khảo của Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.

Như vậy, Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo.

Do đó, Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia không có quyền yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo.

Trước đây, ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia có được yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo không thì theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT, khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:

Phúc khảo bài thi
1. Điều kiện phúc khảo
Thí sinh được quyền xin phúc khảo bài thi khi có nguyện vọng và phải nộp lệ phí phúc khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hồ sơ xin phúc khảo gồm:
a) Đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh;
b) Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có thí sinh xin phúc khảo.
3. Địa điểm và thời hạn nhận hồ sơ xin phúc khảo: Hồ sơ xin phúc khảo phải được gửi về Cục Quản lý chất lượng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi. Quá thời hạn trên, hồ sơ xin phúc khảo không được chấp nhận.
4. Hội đồng phúc khảo
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, trong các trường hợp sau:
- Có hồ sơ xin phúc khảo của thí sinh như quy định tại khoản 2 của Điều này;
- Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia yêu cầu.
...

Theo quy định trên, Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, trong các trường hợp sau:

- Có hồ sơ xin phúc khảo của thí sinh;

- Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia yêu cầu.

Như vậy, Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo.

Học sinh giỏi quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp Đề thi HSG Quốc gia 2024? Lịch thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 như thế nào?
Pháp luật
Danh sách 1972 học sinh giỏi quốc gia được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen? Đạt giải trong kỳ thi HSGQG được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia 2024 như thế nào? Tổng số học sinh giỏi Quốc gia năm 2023-2024 tăng cao đúng không?
Pháp luật
Lịch thi học sinh giỏi năm học 2023-2024? Mấy giờ bắt đầu làm bài thi học sinh giỏi năm học 2023-2024?
Pháp luật
Chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Hội đồng chấm thi có cơ cấu và thành phần như thế nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận học sinh giỏi quốc gia do ai cấp? Việc cấp Giấy chứng nhận phải hoàn thành trước ngày nào của năm tổ chức kỳ thi?
Pháp luật
Hồ sơ xin phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông cần những gì? Thời hạn nhận hồ sơ tối đa bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh giỏi quốc gia
435 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh giỏi quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: