Thành viên có được góp vốn cho hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết hay không?
- Thành viên có được góp vốn cho hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết hay không?
- Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất của hợp tác xã thông qua hình thức nào?
- Thành viên có được trả lại phần vốn góp của mình sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với hợp tác xã không?
Thành viên có được góp vốn cho hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 74 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc góp vốn điều lệ hợp tác xã như sau:
Góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ về vốn góp tối thiểu và vốn góp tối đa. Vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
2. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên theo quy định của Điều lệ nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc kể từ ngày được kết nạp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (nếu có). Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
5. Thành viên chỉ được góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Đại hội thành viên đối với tổ chức quản trị rút gọn.
...
Như vậy, thành viên chỉ được góp vốn cho hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Đại hội thành viên đối với tổ chức quản trị rút gọn.
Thành viên có được góp vốn cho hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết hay không? (Hình từ Internet)
Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất của hợp tác xã thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất của hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã.
Lưu ý: Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã.
Thành viên có được trả lại phần vốn góp của mình sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với hợp tác xã không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 90 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc trả lại phần vốn góp như sau:
Trả lại, thừa kế phần vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại phần vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc trả lại phần vốn góp vượt quá vốn góp tối đa của thành viên theo quy định của Luật này và Điều lệ.
2. Thành viên được trả lại phần vốn góp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Trường hợp thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là cá nhân đã chết thì người hưởng thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn và tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, thành viên sẽ được trả lại phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc trả lại phần vốn góp vượt quá vốn góp tối đa của thành viên sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản nhận xét đảng viên dự bị chuyển chính thức mới nhất là mẫu nào? Đảng viên dự bị có quyền gì?
- Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Thời điểm lập hóa đơn khi xây dựng cơ sở hạ tầng để bán là khi nào?
- 20 11 là thứ mấy năm 2024? 20 11 có được nghỉ học không? 20 11 là ngày gì tiếng Anh? 20 11 tiếng Anh là gì?
- Tổ chức kinh tế có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất không? Có phải công chứng hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất không?
- Công văn 7516/BTNMT giải đáp vướng mắc liên quan đến thanh toán đối với tiền bồi thường, hỗ trợ theo Luật Đất đai 2024?