Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động không?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được quy định thế nào?
- Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động không?
- Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động bị phạt bao nhiêu?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được quy định thế nào?
Theo Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như sau:
- Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
- Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
- Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
- Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
- Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (hình từ Internet)
Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 176 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:
a) Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;
b) Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
d) Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
...
Chiếu theo quy định này, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ được các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động hoặc trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động.
Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Đồng thời, người sử dụng lao động vi phạm quy định này có trách nhiệm bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người trúng đấu giá biển số xe ô tô không thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số trúng đấu giá thì có được hoàn lại tiền trúng đấu giá không?
- Có phải mọi trường hợp giấy khai sinh bị mất đều được cấp lại không? Điều kiện xin cấp lại giấy khai sinh bị mất là gì?
- Hợp đồng thuê nhà là gì? Hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải công chứng, chứng thực trong trường hợp nào?
- Có thể mở thẻ ghi nợ tại đâu? Người 16 tuổi được sử dụng thẻ ghi nợ không? Có được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản vào thẻ ghi nợ?
- Có được kê biên nhà ở trên quyền sử dụng đất của người khác không? Khi nào được quyền kê biên nhà ở đang tranh chấp?