Thanh tra viên trong Công an nhân dân phải đạt những tiêu chuẩn gì? Thanh tra viên Công an nhân dân có được hưởng chế độ chính sách nào hay không?
Những đối tượng nào sẽ được bổ nhiệm Thanh tra viên Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về Thanh tra viên Công an nhân dân như sau:
Thanh tra viên trong Công an nhân dân
1. Sĩ quan Công an nhân dân làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Bộ trưởng Bộ Công an xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì sĩ quan Công an nhân dân làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách có đủ tiêu chuẩn sẽ được Bộ trưởng Bộ Công an xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân.
Thanh tra viên trong Công an nhân dân phải đạt những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên trong Công an nhân dân phải đạt những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đối với thanh tra viên trong Công an nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ Thanh tra viên trong Công an nhân dân
1. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Thanh tra.
2. Tiêu chuẩn cụ thể các ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, ngoài tiêu chuẩn của chức danh đang giữ còn phải am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành được phân công thanh tra.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ngạch các ngạch Thanh tra viên do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định; việc cấp, đổi, thu hồi thẻ Thanh tra viên trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật.
Sĩ quan Công an nhân dân để được bổ nhiệm Thanh tra viên trong Công an nhân dân cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chung theo Điều 32 Luật Thanh tra 2011, cụ thể như sau:
(1) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
(2) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
(3) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
(4) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Đối với tiêu chuẩn cụ thể các ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, ngoài tiêu chuẩn của chức danh đang giữ còn phải am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành được phân công thanh tra.
Thanh tra viên trong Công an nhân dân sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 42 Nghị định 41/2014/NĐ-CP thì Thanh tra viên trong Công an nhân dân sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tiến hành thanh tra khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền;
Trường hợp khẩn cấp được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với Chánh Thanh tra Công an cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp xử lý của mình;
(2) Khi tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, phải thực hiện quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 và các quy định khác có liên quan;
(3) Khi tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành, phải thực hiện quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra 2010 và các quy định khác có liên quan;
(4) Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng Công an cùng cấp;
(5) Khi có kế hoạch đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra.
Thanh tra viên Công an nhân dân có được hưởng chế độ chính sách nào hay không?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách của Thanh tra viên như sau:
Chế độ chính sách đối với Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân
1. Thanh tra viên trong Công an nhân dân được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và các chế độ phụ cấp đối với Thanh tra viên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân được bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
3. Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn Cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân.
Như vậy, Thanh tra viên trong Công an nhân dân được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và các chế độ phụ cấp đối với Thanh tra viên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?