Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội được phân thành mấy loại? Nhiệm vụ của Thanh tra viên là gì?
Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội được phân thành mấy loại?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thanh tra viên
1. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công chức của cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước gồm: thanh tra viên của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) và thanh tra viên của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
...
Căn cứ trên quy định Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội là công chức của cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội, được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước gồm:
- Thanh tra viên của Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Bộ;
- Thanh tra viên của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên
Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Thanh tra khi thực hiện thanh tra hành chính; có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Căn cứ trên quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội như sau:
- Khi thực hiện thanh tra hành chính, Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2010 và Điều 47 Luật Thanh tra 2010.
- Khi thực hiện thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 Luật Thanh tra 2010 và Điều 54 Luật Thanh tra 2010 và các quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Những việc mà Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội không được làm là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
c) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Theo đó, những việc mà Thanh tra viên ngành Lao động Thương binh và Xã hội không được làm bao gồm:
- Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
- Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra 2010;
- Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
- Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
Lưu ý: Thanh tra viên không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?