Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có bao nhiêu phòng? Các phòng do ai quyết định thành lập?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có bao nhiêu phòng?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có con dấu riêng.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
3. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
...
Theo quy định nêu trên thì Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
- Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
- Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
- Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
- Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5);
- Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có bao nhiêu phòng? Các phòng do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai quyết định thành lập?
Theo khoản 4 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định cụ thể tại các Điều sau đây:
- Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6) có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2025 đáng chú ý? 10 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2025?
- Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
- Chỉ số giá xây dựng bao gồm những gì? Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp nào theo quy định?
- Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ theo Quyết định 1301/QĐ-CTN?
- Người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi nào theo quy định?