Thanh tra môi trường là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm những gì?
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan gì ?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 35/2009/NĐ-CP định nghĩa Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2009/NĐ-CP; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thanh tra môi trường là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra môi trường là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra môi trường được quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2009/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường với các cơ quan quản lý theo quy định.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Điều 21 Nghị định 35/2009/NĐ-CP quy định hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
Tiêu chuẩn để trở thành thanh tra viên là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 09/2010/QĐ-TTg về chức trách và nhiệm vụ mà Thanh tra viên phải thực hiện như sau:
Tiêu chuẩn thanh tra viên
1. Chức trách:
Thanh tra viên có trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị thực hiện một số lĩnh vực công tác thanh tra, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nội dung thanh tra có quy mô, độ phức tạp trung bình.
2. Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu, tổng hợp, thu nhập, xử lý thông tin ban đầu, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra;
b) Đề xuất và tham mưu tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra định kỳ của đơn vị Công an cấp huyện, phòng và tương đương.
c) Xây dựng kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; trực tiếp thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ, lập hồ sơ thanh tra, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
d) Báo cáo kết quả các nội dung thanh tra, kiến nghị các biện pháp giải quyết;
đ) Tham gia nghiên cứu xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thanh tra thuộc lĩnh vực được giao;
e) Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra;
g) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 và Điều 50 Luật Thanh tra.
Theo đó, Điều 3 Quyết định 09/2010/QĐ-TTg cũng quy định điều kiện cũng như tiêu chuẩn để trở thành Thanh tra viên như sau:
Tiêu chuẩn thanh tra viên
...
3. Năng lực:
a) Có kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thanh tra;
b) Có kiến thức nghiệp vụ cơ bản về công tác công an;
c) Có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Am hiểu tình hình kinh tế, xã hội;
đ) Có khả năng nghiên cứu, phân tích tổng hợp tình hình trong lĩnh vực được giao, xây dựng văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi đơn vị cơ sở.
4. Trình độ và điều kiện khác:
a) Nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học ngành công an hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Thanh tra viên;
b) Chính trị: Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
c) Quản lý nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên;
d) Ngoại ngữ: Trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với sỹ quan nghe, nói được một trong các tiếng dân tộc thiểu số tại địa bàn công tác;
đ) Tin học: Trình độ tin học văn phòng;
e) Đã qua công tác trong ngành công an từ hai năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?